Nhiều bạn đọc hỏi trangtinphapluat.com: Phó chủ tịch UBND các cấp có quyền ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Trangtinphapluat.com trả lời như sau:
Quy định về giao quyền cưỡng chế
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì: Chủ tịch UBND có quyền ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả thuộc về Chủ tịch UBND các cấp. Tuy nhiên, tại Khoản 2 có quy định Chủ tịch UBND có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.
Như vậy, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Xử lý vi phạm hành chính đều có quy định Chủ tịch ủy quyền (giao quyền) cho Phó Chủ tịch thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch. Và Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng quy định Chủ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm pháp luật theo quy định pháp luật (Khoản 8 Điều 22, 29, …). Mặc dù, Luật Tổ chức chính quyền địa phương có quy định về ủy quyền nhưng cũng quy định dẫn chiếu trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch trong việc xử lý vi phạm pháp luật theo quy định pháp luật. Mà vi phạm hành chính bị xử lý theo quy định pháp luật ở đây là Luật Xử lý vi phạm hành chính, do đó đối với trường hợp ủy quyền ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
Tóm lại, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và theo Luật XLVPHC thì Phó Chủ tịch UBND vẫn được ủy quyền để ban hành quyết định cưỡng chế, tuy nhiên chỉ được ban hành quyết định cưỡng chế khi Chủ tịch đi vắng và có văn bản giao quyền.
Vướng mắc giao quyền cưỡng chế
Luật xử lý vi phạm hành chính nêu rõ cấp trưởng chỉ được giao quyền cho cấp phó khi cấp trưởng vắng mặt nhưng lại không giả i thích thế nào là vắng mặt? Không có mặt ở nơi làm việc có được xem là vắng mặt? hay là phải đi công tác dài ngày, không thể có mặt ở nhà để ban hành quyết định cưỡng chế thì mới xem là vắng mặt.
(Xem mẫu kế hoạch cưỡng chế vi phạm hành chính)
(Tải tất cả mẫu văn bản xử phạt vi phạm hành chính mới nhất)
Do không quy định rõ ràng nên rất nhiều trường hợp cấp trưởng có mặt ở cơ quan nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà giao quyền cho cấp phó ban hành quyết định cưỡng chế.
Thiết nghĩ để đề cao vai trò người đứng đầu, pháp luật cần quy định rõ chỉ trong trường hợp cấp trưởng nghỉ phép, đi công tác dài ngày thì mới được ủy quyền cho cấp phó ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính.
Văn bản giao quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính
Theo mẫu số 30 Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính thì quyết định giao quyền cưỡng chế như sau:
(Vì sao Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính có 2 thời gian thực hiện?)
Xem bài viết ban hành quyết định cưỡng chế có cần căn cứ văn bản giao quyền
(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)
CƠ QUAN(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…./QĐ-GQCC | (2) …………………… , ngày…. tháng…. năm…… |
Về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính*
Căn cứ Điều 54, khoản 2 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ khoản 6 Điều 5 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số…./2017/NĐ-CP ngày…./…./2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP);
Căn cứ(3) …………………………….. quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của <cơ quan, tổ chức>(1)…………………………………………………………. ;
Tôi:… ………………………………………………………………………………………………………
Chức vụ(4):……………………………………………………………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho ông (bà) có tên sau đây:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………….
1. Lý do giao quyền(5): ………………………………………………………………………………
2. Thời hạn được giao quyền(6): ………………………………………………………………….
3. Nội dung giao quyền: Được quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, kể từ ngày…./…./……..
Điều 2. Trong khi tiến hành quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ông (bà) có tên tại Điều 1 Quyết định này phải chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật và trước người giao quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. <Người đứng đầu bộ phận tổ chức, bộ phận văn phòng của đơn vị>, <người được giao quyền>, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:– Như Điều 4; – Lưu: VT, … | NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính
Rubi