Thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Bạn đọc ở địa chỉ mail trangtn…@gmail.com đề nghị trangtinphapluat.com cho biết thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử phat vi phạm hành chính thuộc về người đã ban hành quyết định hay cấp trên của người đã ban hành quyết định xử phạt trái quy định?.

Người đã ban hành thì phải tự hủy bỏ quyết định xử phạt

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, quy định:
Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không đúng đối tượng vi phạm;

b) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;

c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;

d) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

đ) Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

e) Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

g) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

h) Trường hợp không ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Cấp trên có quyền hủy bỏ quyết định cấp dưới

Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trường hợp những người có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt mà không tự hủy bỏ theo quy định thì  Những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ toàn bộ quyết định có sai sót.

(Xem các bài viết về hướng dẫn nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính)

Khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 quy định: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền.

(Phó Chủ tịch UBND có được hủy bỏ Quyết định xử phạt hành chính)

Thẩm quyền hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Hủy bỏ xử phạt vi phạm hành chính

(Quy định về hủy bỏ, ban hành mới quyết định xử lý vi phạm hành chính)

(Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính)

Thời hạn hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thìThời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính như sau

  Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:

a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

Một số trường hợp không áp dụng thời hiệu

  Không áp dụng thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Có quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

c) Có kết luận nội dung tố cáo của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

d) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định bị khởi kiện.

Tóm lại, theo Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định hướng dẫn thi hành thì trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính ban hành có sai sót thì người đã ban hành quyết định xử phạt VPHC phải tự ban hành quyết định hủy bỏ theo mẫu   Nghị định 118/2021NĐ-CP.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *