Luật Tố cáo 2018: Chưa có Nghị định hướng dẫn sao thực hiện quyền tố cáo?

Một bạn đọc gửi tới trangtinphapluat.com câu hỏi: Cho tôi hỏi Nghị định hướng dẫn Luật tố cáo có hiệu lực ngày 01.01.2019 đến nay vẫn chưa có thì người tố cáo căn cứ vào đâu để thực hiện quyền tố cáo ?
(26 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tố cáo năm 2018)
trangtinphapluat.com trả lời như sau:Luật Tố cáo năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Theo đó tại Điều 30 về thời hạn giải quyết tố cáo, Điều 33 về rút tố cáo,  Điều 38 về Giải quyết tố cáo trong trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa  được giải quyết có, Điều 40 về  Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, Chương VI về bảo vệ người tố cáo, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết.

Điểm mới của Luật Tố cáo 2018
Quyền tố cáo của công dân

Như vậy, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết 16 Điều Luật Tố cáo năm 2018.

(Đã cập nhật Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực 28/5/2019)

Nghị định phải có hiệu lực cùng thời điểm với Luật

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về văn bản quy định chi tiết, theo đó:

Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.

Chậm ban hành văn bản hướng dẫn, bị xử lý kỷ luật

Theo quy định  tại Khoản 8 Điều 7 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.

Nghị định phải có hiệu lực cùng thời điểm với Luật
Nghị định phải có hiệu lực cùng thời điểm với Luật

Căn cứ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu ở trên thì Chính phủ phải ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo phải có hiệu lực cùng thời điểm với Luật Tố cáo, tức là có hiệu lực ngày 01/01/2019. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Chính phủ vẫn chưa ban hành đã gây khó khăn cho các cơ quan, cá nhân trong việc áp dụng Luật Tố cáo năm 2018.

(Tải slide bài giảng tuyên truyền Luật Tố cáo năm 2018)

Căn cứ vào Luật Tố cáo để thực hiện quyền tố cáo

Mặc dù chưa có Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo nhưng căn cứ vào các quy định của Luật Tố cáo thì người tố cáo căn cứ vào Luật Tố cáo để thực hiện quyền tố cáo của mình. Nghị định của Chính phủ chỉ quy định chi tiết và làm rõ thêm chứ không đi khỏi tinh thần của Luật Tố cáo.

Đọc bài viết so sánh Luật Tố cáo 2018 và Luật Tố cáo 2011

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *