Vi phạm đất đai năm 2012, xử lý theo Nghị định 105 hay Nghị định 91?

Tình huống: Theo Biên bản vi phạm hành chính về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai số 01/BB-VPHC do Ủy ban nhân dân xã X lập hồi 14 giờ 00 phút, ngày 12 tháng 02 năm 2020 tại một phần thửa đất số 123, tờ bản đồ số 11 (TL2005), thể hiện:

Hành vi vi phạm hành chính: Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị; quy định tại Điểm a Khoản 2, Khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

– Diện tích và thời điểm vi phạm:

+ Diện tích vi phạm: 100m2; kết cấu: tường gạch, mái tôn.

Xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Hướng dẫn xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

+ Thời điểm vi phạm: năm 2012.

Căn cứ Điều 42 của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì không quy định chuyển tiếp xử phạt đối với hành vi xảy ra trước ngày 05 tháng 01 năm 2020 mà chưa lập biên bản vi phạm hành chính.

Căn cứ Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015:

“1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”

Như vậy, đối với trường hợp vi phạm trên thời điểm xảy ra vi phạm được xác định năm 2012 và năm 2013, việc Ủy ban nhân dân xã X áp dụng Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để xử lý là chưa phù hợp với quy định tại Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đối với trường hợp vi phạm trên cần áp dụng Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (ngày có hiệu lực 01 tháng 01 năm 2010, ngày hết hiệu lực 25 tháng 12 năm 2014) để xử lý mới đúng quy định phải không? Đề nghị trangtinphapluat.com tư vấn.

Trangtinphapluat.com trả lời như sau (mang tính tham khảo):

– Áp dụng Nghị định 91 để xử lý được, vì:

Theo khoản 3 khoản 4 Điều 4 Nghị định 91 thì hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất được xác định là hành vi đang được thực hiện nên căn cứ vào khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản thì vẫn áp dụng Nghị định 91/2019/NĐ-CP để xử lý, cụ thể: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.

(Xem những điểm mới của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực đất đai)

Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Mặc dù hành vi vi phạm xảy ra vào năm 2012, 2013 lúc Nghị định 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực, tuy nhiên hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến thời điểm hiện nay vẫn đang xảy ra, trong khi đó Nghị định 105 đã hết hiệu lực và Nghị định 91/2019/NĐ-CP đang có hiệu lực tại thời điểm mà hành vi chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra.

– Thời hiệu xử phạt: 

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì: Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.

Thời điểm phát hiện hành vi vi phạm vào năm 2012, 2013 nên không còn thời hiệu để xử phạt nhưng căn cứ Điều Luật Xử lý vi phạm hành chính để ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nếu người vi phạm không tự nguyện thực hiện thì ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện.

(Tải mẫu kế hoạch/phương án cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hafnhc hính)

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *