Công trình tín ngưỡng, tôn giáo có phải xin phép xây dựng?

Nhiề bạn đọc thắc mắc: Công trình tín ngưỡng, tôn giáo; công trình phụ trợ tín ngưỡng, tôn giáo ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt khi xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa có được miễn xin giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm K Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 hay không?

Qua nghiên cứu, Trangtinphapluat.com trả lời như sau (mang tính tham khảo)

Quy định về xây dựng công trình tôn giáo

Theo quy định tại Điều 58 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) quy định về Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, như sau:

1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Công trình tín ngưỡng, tôn giáo có phải xin giấy phép xây dựng?
Công trình tín ngưỡng, tôn giáo có phải xin giấy phép xây dựng?

2. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.

3. Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.

Căn cứ vào quy định trên thì Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã chia ra 02 nhóm phải xin giấy phép xây dựng.

Công trình tôn giáo phải xin giấy phép xây dựng

Nhóm thứ nhất: Là công trình tín ngưỡng, tôn giáo ( Công trình tín ngưỡng là công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng. Công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo, Điều 3 Nghị định 162/2017/NĐ-CP) thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Tổng hợp các lễ hội diễn ra hằng năm ở Việt Nam
Tổng hợp các lễ hội diễn ra hằng năm ở Việt Nam

Theo quy định của pháp luật về xây dựng thì công trình ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt được miễn giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, cũng theo Điểm a, Khoản 3 Điều 52 Luật Xây dựng thì: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo thuộc trường hợp lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng. Và tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, thì  Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cụ thể như sau:Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, công trình tôn giáo thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật nên không được miễn Giấy phép xây dựng.

Công trình phụ trợ tôn giáo phải xin phép xây dựng

Nhóm thứ 2: Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.

(Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình phụ trợ tôn giáo?)

Quy định này được hiểu là các công trình phụ trợ cho cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải xin giấy phép xây dựng giống như khi xây dựng nhà ở riêng lẻ trong đô thị hay xây dựng nhà ở riêng lẻ ở xã nhưng tại trung tâm cụm xã, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.

Tóm lại, việc xây dựng công trình tôn giáo, công trình phụ trợ cho cơ sở tôn giáo thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công công trình, trường hợp chủ đầu tư xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng sai phép sẽ bị xử ý theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực trật tự xây dựng; ngoài ra nếu công trình xây dựng không phải trên đất tôn giáo thì còn bị xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai (nay là Nghị định 91/2019/NĐ-CP).

Trên đây là ý kiến trả lời các nội dung liên quan đến cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo; công trình phụ trợ tín ngưỡng, tôn giáo. Rất mong nhận được ý kiến phản hồi, trao đổi của bạn đọc. Cảm ơn

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *