Tài liệu thi nâng ngạch công chức tỉnh Kon Tum 2022

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ  thi nâng ngạch công chức tỉnh Kon Tum 2022, gồm 1340 câu.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi nâng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính tỉnh Kon Tum được trangtinphapluat.com biên soạn theo hướng dẫn ôn tập thi nâng ngạch công chức năm 2020 của Hội đồng thi nâng ngạch công chức tỉnh Kon Tum, tập trung vào các văn bản sau:

  1. Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2018
  2. Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2019.
  3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức số 52/2019/QH14, ngày 25/11/2019
  4. Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    Tài liệu ôn thi công chức tỉnh Kon Tum
    Tài liệu thi nâng ngạch công chức tỉnh Kon Tum 2022
  5. Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nghị định 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  6. Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức
  7. Nghị định 101/2017/NĐ_CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
  8. Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 06/01/2020 về vị trí việc làm và biên chế công chức.
  9. Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
  10. Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
  11. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
  12. Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
  13. Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
  14. Nghị định 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
  15. Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-VPQH ngày 15/7/2020 của Văn phòng Quốc hội hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
  16. Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

  17. Nghị quyết 76/NQ-CP về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
  18. Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ
  19. Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
  20. Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 27/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tô chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
  21. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
  22. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ  thi nâng ngạch công chức tỉnh Kon Tum 2022, gồm 1340 câu

Câu 1. Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm?

a) Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị

b) Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp

c) Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước CHXHCN Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội

Đáp an C

Câu 2. Theo Hiến pháp năm 2013 thì Quyền lực nhà nước là?

a) thống nhất, có sự phân chia, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

b) thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

c) thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đáp án C

Câu 3.  Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi, bổ sung 2019 thì kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được?

a) Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn

c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn

Đáp án A

Câu 4. Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức thì nội dung đánh giá công chức gồm?

A. Ba nội dung.     B. Bốn nội dung.    C. Năm nội dung.    D.  Sáu nội dung.

Đáp án D

Câu 5. Vị trí và chức năng của sở là?

a) cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

b) cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

c) cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Đáp án B

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tinh giản biên chế?

a) Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b) Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

c) Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.

d) Cấp phó Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

          Đáp án D

Câu 7. Quyền lợi nào dưới đây không phải là quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước?

a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;

b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;

c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;

d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả tốt trong đào tạo, bồi dưỡng.

Đáp án D

Câu 8. Đâu không phải là nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?

a) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

c) Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì vẫn thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng

Đáp án C

Câu 9. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì đánh giá như thế nào?

a) không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản

b) vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

c) không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm

Đáp án A

Câu 10. Cơ quan nào dưới đây không phải là cơ quan quản lý công chức

a) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; Tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương;

b) Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

c) Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Đáp án D

Câu 11. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì  “Văn bản hành chính” là?

a) văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

b) văn bản hình thành trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

  1. c) văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

Đáp án A

Câu 12. Văn bản quy phạm pháp luật là ?

a) văn bản có chứa pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

b) văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

c) văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Đáp án B

 Câu 13. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là việc?

a) xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

b) xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật

c) tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

Đáp án B

Câu 15. Theo Nghị quyết 76/NQ-CP thì một trong những quan điểm cải cách hành chính là?

a) Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một nhiệm vụ đột phá phát triển đất nước

b) Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đột phá phát triển đất nước

c) Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những đột phá phát chiến lược triển đất nước

d) Quán triệt chủ trương của Đảng về cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ đột phá phát triển đất nước

Đáp án B

Câu 16. Một trong ba giải pháp đột phá của công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII là?

A. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng.

B. Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

C, Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.

D. Cả 03 phương án đã nêu.

Đáp án C

Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ  thi nâng ngạch công chức tỉnh Kon Tum 2022, gồm 1340 câu..

Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây

Phần mềm thi thử công chức, viên chức

Thi thử kiến thức chung công chức hành chính tại đây

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *