Tài liệu thi tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2022

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức Bộ Tư pháp năm 2022 theo Thông báo 4236/TB-BTP ngày 28/10/2022 của Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Tư pháp  về một số nội dung liên quan đến kỳ tuyển dụng công chức Bộ Tư pháp. Theo đó, danh mục tài liệu kiến thức chung gồm những văn bản sau

I. Về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, của Bộ Tư pháp

1.Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

2.Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020

3.Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 27/10/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tô chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

4.Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

5.Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Tài liệu thi tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2022
Tài liệu thi tuyển công chức Bộ Tư pháp năm 2022

6.Hiến pháp năm 2013.

7.Luật Tổ chức chính phủ 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019

8.Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế

9.Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ

10.Nghị định 96/2017/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp

II. Về quản lý hành chính nhà nước

1.Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí

2.Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018

3.Nghị định 84/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

4. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

5. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng;  Nghị định 134/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

6. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030

7. Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị thí sinh đăng ký dự thi

III. Về công chức, công vụ; chức trách nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi

1. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương  lần thứ 7 khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ

2. Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/02/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

3. Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

4. Kết luận 28-KL/TW năm 2022 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
5. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung 2019
6. Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức

7. Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế

8. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức

9. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

10. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

11. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

12. Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án văn hóa công vụ

13. Quyết định 2659/QĐ-BTP năm 2012 về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công, viên chức ngành Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

14. Thông tư số 77/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ

15. Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư; Thông tư 06/2022/TT-BNVSửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp Iương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức Bộ Tư pháp năm 2022

Câu 1. Theo Nghị quyết 18 thì  đến năm nào  Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.

a)  Từ năm 2022 đến năm 2030

b)  Từ năm 2021 đến năm 2030

c) Đến năm 2025

d) Đến năm 2030

Đáp án B

Câu 2. Quyền lực nhà nước là

a) thống nhất, có sự phân chia, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

b) thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

c) thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Đáp án C

Câu 3. Chính phủ là cơ quan?

a) quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

b) hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

c) nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

Đáp án B

Câu 4. Nhiệm vụ nào dưới đây thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trong lĩnh vực pháp luật?

a) Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác theo phân công

b) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.

c) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và các chương trình, chiến lược định hướng phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác thuộc các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực.

d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực.

Đáp án A

Câu 5. Theo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí thì Tiết kiệm là ?

a) việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định

b) việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động hoặc tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định

c) việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

Đáp án A

Câu 6. Thế nào là tham nhũng?

A) Tham nhũng là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

B) Tham nhũnglà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi.

C) Tham nhũnglà hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

D) Tham nhũnglà hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Đáp án C 

Câu 7. Căn cứ việc triển khai số hóa, kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử và kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Cổng Dịch vụ công quốc gia, ai có thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính tại Bộ phận Một cửa các cấp thuộc phạm vi quản lý?

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

d) Tất cả đáp án trên

Đáp án A

Câu 8. Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc?

a) tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

b) tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

c) tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Đáp án B

Câu  9. Nghị quyết 76/NQ-CP   về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 có mấy quan điểm?

a) 03 quan điểm

b) 04 quan điểm

c) 05 quan điểm

d) 06 quan điểm

Đáp án C

Câu 10. Theo Nghị quyết 39 thì Chỉ bổ nhiệm chức danh chuyên gia, chuyên viên cao cấp đối với?

a) công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tổng hợp chiến lược ở các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và người đứng đầu các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.

b) công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tổng hợp chiến lược ở các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân

c) công chức làm nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu tổng hợp chiến lược ở các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo cấp ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và người đứng đầu các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh.

Đáp án C

Câu 11. Để thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 26 thì có ấy nhiệm vụ trọng tâm và đột phá?

a) 2 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhiệm vụ đột phá

b) 2 nhiệm vụ trọng tâm và 6 nhiệm vụ đột phá

c) 3 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhiệm vụ đột phá

Đáp án A

Câu 12. Theo Chỉ thị 05-CT/TW thì đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành công việc tự giác, thường xuyên của?

a) cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.

b) cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên.

c) cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, trước hết là của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên

Đáp án A

Câu 13. Đâu không phải là nguyên tắc trong quản lý cán bộ, công chức

a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

b) Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

c) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

d) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Đáp án D

Câu 14. Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì ?

a) được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.

b) được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 03tháng thì được bảo lưu 03 tháng.

c) được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 12 tháng thì được bảo lưu 12 tháng.

Đáp án A

Câu 15. Đâu không phải là Căn cứ xác định biên chế công chức?

a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

d) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đáp án D

Câu 16. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật

a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.

b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín.

c) Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản, trong đó thể hiện rõ ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

d) Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 17. Theo Thông tư số 02/2021/TT-BNV, ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư, ngạch chuyên viên phải có kỹ năng sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương bậc mấy khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam?

A) bậc 1

b) bậc 2

c) bậc 3

d) bậc 4

Đáp án C

Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo: 0935634572 để tải:Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi công chức Bộ Tư pháp năm 2022, gồm 1221 câu (Lưu ý: Thiếu Nghị quyết 48, 49, Kết luận 01, 92, Nghị định 55, 96, 84; Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị thí sinh đăng ký dự thi; Quyết định 2659/QĐ-BTP , Thông tư số 77/2019/TT-BTC)

Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức,  viên chức tại đây

Phần mềm thi thử công chức, viên chức

Thi thử kiến thức chung công chức tại đây

Tải tài liệu Tin học theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin TẠI ĐÂY

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *