Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025 thay thế cho Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 (Luật 2015 sửa đổi 2019). Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 để bạn đọc tham khảo học tập, ôn thi công chức, nâng ngạch công chức.
So sánh điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 và Luật năm 2015, sửa đổi 2019
Câu 1. Theo Đề cương tuyên truyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Xã, phường, thị trấn; Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
b) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Xã, phường, thị trấn; Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
c) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Xã, phường, thị trấn; Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập.
d) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Xã, phường, thị trấn; Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Chính phủ quyết định thành lập.
Đáp án A
Câu 2. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính (trừ trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương) là cấp chính quyền địa phương gồm có?
a) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
b) Hội đồng nhân dân
c) Ủy ban nhân dân
d) Tất cả phương án đều sai
Đáp án D
Câu 3. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là?
a) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
b) Hội đồng nhân dân
c) Ủy ban nhân dân
d) Tất cả phương án đều sai
Đáp án C

Câu 4. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm?
a) chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, thị xã, xã.
b) chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
c) chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã, phường
d) chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã, thị trấn
Đáp án B
Đề cương tuyên truyền Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025
Câu 5. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Chính quyền địa phương ở đô thị gồm?
a) chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, xã, phường, thị trấn.
b) chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường
c) chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, phường, thị trấn.
d) chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Đáp án D
Câu 6. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí nào?
a) Dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
b) Dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
c) Dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Quốc hội.
d) Dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế – xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Chính phủ.
Đáp án A
Câu 7. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì có bao nhiêu Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a) 4 nguyên tắc
b) 5 nguyên tắc
c) 6 nguyên tắc
d) 7 nguyên tắc
Đáp án B

Câu 8. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì nội dung nào dưới đây là Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
b) Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
c) Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
d) Tất cả các phương án trên
Đáp án D
Câu 9. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Hội đồng nhân dân làm việc theo chế nào nào dưới đây?
a) Chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
b) Chế độ tập thể kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
c) Cả phương án A và B đều đúng
d) Cả phương án A và B đều sai
Đáp án A
Câu 10. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế nào nào dưới đây?
a) Chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
b) Chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
c) Chế độ trách nhiệm cá nhân
d) Tất cả phương án trên đều đúng
Đáp án B
Câu 11. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
a) Ủy ban nhân dân
b) Hội đồng nhân dân
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
d) Tất cả phương án trên
Đáp án A
Câu 12. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Ủy ban nhân dân ở nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương là?
a) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
b) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
c) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương
d) Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên
Đáp án A
Câu 13. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương được mời tham dự phiên họp của Ủy ban nhân dân cùng cấp khi nào?
a) Khi bàn về các vấn đề có liên quan.
b) Khi Ủy ban nhân dân tổ chức các cuộc họp
c) Cả phương án A và B đều đúng
d) Cả phương án A và B đều sai
Đáp án A

Câu 14. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo bao nhiêu nguyên tắc?
a) 04 nguyên tắc
b) 05 nguyên tắc
c) 06 nguyên tắc
d) 03 nguyên tắc
Đáp án A
Câu 15. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh?
a) Quốc hội
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội
c) Chính phủ
d) Bộ Nội vụ
Đáp án A
Câu 16. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì nội dung nào dưới đây không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện?
a) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp mình;
b) Chỉ đạo, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp liên quan đến thiên tai, bão lụt, dịch bệnh trên địa bàn;
c) Chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và trong các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa bàn
d) Quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân trên địa bàn, sau đó báo cáo cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất
Đáp án D
Câu 17. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
a) Không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.
b) Nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân
c) Đầu nhiệm kỳ nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân
d) Trong nhiệm kỳ không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân
Đáp án A
Câu 18. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 thì thẩm quyền quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã?
a) Chủ tịch UBND cấp tỉnh
b) Chủ tịch UBND cấp huyện
c) UBND cấp tỉnh
d) UBND cấp huyện
Đáp án B
Liên hệ mail: kesitinh355@gmail.com hoặc trangtinphapluat2019@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, gồm 162 câu