Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất

Nhiều bạn đọc đề nghị trangtinphapluat.com hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính sao cho đúng quy định của pháp luật và phù hợp với diễn biến của vụ việc vi phạm.

Trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính và các kinh nghiệm rút ra từ các bản án hành chính, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính. Trangtinphapluat.com hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính (cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả).

1. Quy định về biên bản vi phạm hành chính

+ Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì biên bản vi phạm hành chính được ghi như sau:

“1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

2. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;

b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;

d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;

đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

e) Quyền và thời hạn giải trình.

4. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

5. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.

6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

7. Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

8. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập đúng nội dung, hình thức, thủ tục theo quy định của Luật này và là căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 63 của Luật này và trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác”

Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính
Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính

(Đại diện chính quyền cơ sở ký biên bản vi phạm hành chính gồm những ai?)

+ Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

“1. Lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;
b) Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.
Biên bản làm việc quy định tại các điểm a và b khoản này là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thì địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.
2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;
b) Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;
c) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;
d) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;
đ) Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể:
a) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt;
b) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;
c) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;
d) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;
đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm và từng lần vi phạm.
4. Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
b) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;
c) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;
đ) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;
e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
g) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);
h) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);
i) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;
k) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;
l) Họ và tên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.
5. Ký biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;
b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
6. Giao biên bản vi phạm hành chính:
a) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản;
b) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.
7. Biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phù hợp với tính chất của từng lĩnh vực.
8. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc chuyển biên bản vi phạm hành chính hoặc hồ sơ vụ vi phạm không đúng thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xử phạt, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”

Xem video hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính

Dưới đây là cách ghi biên bản vi phạm hành chính theo Mẫu 01 của Nghị định 118/2021

CƠ QUAN 

Ghi theo hướng dẫn của

Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

_____

Số: …./BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________________

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH (chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc)

Ví dụ:

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH về hành vi xây dựng nhà ở không phép

Về lĩnh vực xây dựng

(Ghi tên lĩnh vực quản nhà nước  theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).)

Hôm nay, hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./…… tại(3) ………………………………………………………

+ Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.

dụ: Vào lúc 8h ngày 01/01/2022, người thẩm quyền phát hiện hành vi xây dựng không phép lập biên bản luôn tại thời điểm đó, thì địa điểm nơi xây dựng không phép

Hôm nay, hồi.8 giờ 00 phút, ngày 01/01/2022 tại hiện trường vi phạm, thửa đất số 01, tờ bản đồ số 2, thôn/tổ dân phố, phường….

+ Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.

Lý do lập biên bản tại <trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản/địa điểm khác:>(*)  tại thời điểm phát hiện hành vi người vi phạm không mặt; hoặc đang lúc trời mưa to, gió lớn không lập biên bản được

Căn cứ:(4)  Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản. Ví dụ: Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Biên bản thanh tra; Kết luận kiểm tra; Kết luận thanh tra; Kết quả ghi nhận của phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Tài liệu khác

Chúng tôi gồm:

1. Người có thẩm quyền lập biên bản:

Họ và tên: ……………………………………… Chức vụ: …………………………

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………………

Người có thẩm quyền lập biên bản gồm: 

+ Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;

+ Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.

2. Với sự chứng kiến của: ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản

<Họ và tên>(*): ……………………………………………. Nghề nghiệp: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Hoặc <Họ và tên>(*): …………………………………………… Chức vụ: …………………………….

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………………

3. Người phiên dịch:

<Họ và tên>(*): ……………………………………………. Nghề nghiệp: ……………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) có tên sau đây:

<1. Họ và tên>(*) …………………………………………. Giới tính: ……………………

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…. Quốc tịch: ……………………..

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …………………………………………………………………;

ngày cấp: …./…./…….; nơi cấp: …………………………..

* Cá nhân vi phạm bao gồm: Cá nhân, Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư

<1. Tên của tổ chức>(*); ………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..

Mã số doanh nghiệp: ………………………………………………………………………………………..

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

………………………………………  ; ngày cấp: …/…./…….; nơi cấp: …………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:(6) ……………………………………… Giới tính: ……………………..

Chức danh:(7) ………………………………………………………………………………………………….

* Cách xác định đối tượng vi phạm là tổ chức

  • Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

  • Cách xác định vi phạm của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.

2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:(8)

tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,… hành vi vi phạm cụ thể. Đối với vi phạm trên biển cần ghi rõ tên tàu, công suất máy chính, tổng dung tích/trọng tài toàn phần, địa điểm xảy ra vi phạm thuộc nội thủy/lãnh hải/vùng tiếp giáp lãnh hải/vùng đặc quyền kinh tế/thềm lục địa/các đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và tọa độ (vĩ độ, kinh độ), hành trình của tàu

dụ: Vào lúc, 8h30 ngày 02/01/2022, tại thửa đất số 01, tờ bản đồ 02, thôn A, xã B, ông Nguyễn Văn A đã có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ đất….

(Lưu ý: Trong trường hợp không thể xác định được phần mô tả thời gian thực hiện hành vi vi phạm (chú thích số 8 của Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP), người có thẩm quyền cần ghi rõ nội dung “Không xác định được thời gian xảy ra vi phạm.)

Cụ thể, hiện trạng: rộng, dài, diện tích vi phạm là…., trên đất có công trình đang xây dựng….

3. Quy định tại:(9)

Điểm, khoản Điều của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai

4. <Cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có): Trường hợp này có người bị thiệt hại thì ghi, không có thì thôi

5. Ý kiến trình bày của <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm: Nội dung này ghi theo lời trình bày của cá nhân, tổ chức vi phạm, do người lập biên bản ghi

6. Ý kiến trình bày của đại diện chính quyền, người chứng kiến (nếu có):

Nội dung này ghi theo lời trình bày của chính quyền địa phương, người chứng kiến, do người lập biên bản ghi

7. Ý kiến trình bày của <cá nhân/tổ chức>(*) bị thiệt hại (nếu có):

8. Chúng tôi đã yêu cầu <cá nhân/tổ chức>(*) vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Lưu ý đối với các biện pháp ngăn chặn cần ghi đúng theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

  1. Tạm giữ người;
  2. Áp giải người vi phạm;
  3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
  4. Khám người;
  5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
  6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
  8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
  9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

10. <Quyền và thời hạn giải trình>(*) (12): Trong thời hạn <02 ngày làm việc – đối với giải trình trực tiếp/05 ngày làm việc đối với giải trình bằng văn bản>(*) kể từ ngày …./…./….. lập biên bản này, ông (bà)(13) ………………………………………. là <cá nhân /người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình>(*) (14) đến (15) …………………………………………… để thực hiện quyền giải trình.

11. Yêu cầu ông (bà)(13) là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm có mặt vào hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./……, tại (16) địa điểm dự kiến làm việc, ví dụ: trụ sở UBND xã A, thôn A, ,,, để giải quyết vụ việc.

Biên bản lập xong hồi …. giờ …. phút, ngày …./…./…… , gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(13)…. là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm 01 bản hoặc cha mẹ/người giám hộ của người chưa thành niên vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

<Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>

Lý do ông (bà) (13) ………………………………………………………….  <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm không ký biên bản: .Ghi rõ lý do không ký biên bản là do không có mặt tại hiện trường, không phối hợp ký biên bản…

<Trường hợp người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã không ký xác nhận việc cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản vi phạm hành chính>

Lý do ông (bà) (5) ……… ..<người chứng kiến/đại diện chính quyền cấp xã> không ký xác nhận: .. Ghi rõ lý do chính quyền địa phương hoặc người chứng kiến không ký biên bản.

Trường hợp cả người vi phạm, chính quyền địa phương cấp xã, người chứng kiến không ký biên bản mà có ghi rõ lý do thì biên bản vi phạm hành chính vẫn có giá trị thi hành, là căn cứ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……

(Lưu ý: khi giao biên bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì ở mặt sau biên bản phải ghi rõ thời giờ nhận biên bản; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản không nhận biên bản vi phạm hành chính.

Trường hợp cả người vi phạm, chính quyền địa phương cấp xã, người chứng kiến không ký biên bản mà có ghi rõ lý do thì biên bản vi phạm hành chính vẫn có giá trị thi hành, là căn cứ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI

(Ký, ghi rõ họ và tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN

(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI PHIÊN DỊCH

(Ký, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) vi phạm vào hồi…. giờ …. phút, ngày …./…./……

(Lưu ý: khi giao biên bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì ở mặt sau biên bản phải ghi rõ thời giờ nhận biên bản; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản không nhận biên bản vi phạm hành chính.

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ và tên)

(Quy định mới về thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính)

2. Cách ghi biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính

Biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính, cụ thể là cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả là biên bản thường xuyên được sử dụng nhất trong cưỡng chế hành chính. Để bạn đọc có thể hiểu và ghi biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính đúng quy định pháp luật, trangtinphapluat.com hướng dẫn cách ghi như sau:

Cưỡng chế phải lập biên bản

Theo Điều 35 Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gồm có nội dung như sau:

Trình tự, thủ tục cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính
Biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính

– Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

– Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Mẫu biên bản cưỡng chế vi phạm hành chính

Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có 03 mẫu biên bản cưỡng chế: Biên bản cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/hoàn trả kinh phí; Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; Biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt/phải hoàn trả

Trangtinphapluat.com sẽ hướng dẫn bạn đọc cách ghi Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Mẫu biên bn số 11

CƠ QUAN (1)

Ghi theo hướng dẫn của

Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: …../BB-CCXP 

BIÊN BẢN

Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả*

Thi hành Quyết định số: …./QĐ-CCXP ngày …/…/…… của (2) ……………………………… cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Hôm nay, ngày …/…/…… tại (3) Địa chỉ lập biên bản: Là nơi tiến hành thực hiện cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả.

Chúng tôi gồm:

  1. Người có thẩm quyền lập biên bản – Đại diện cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

Họ và tên: ……………………………………………………………… Chức vụ: …………………………………..

Cơ quan: …………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Cơ quan phối hợp: (4)Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của cơ quan, tổ chức phối hợp đã được nêu trong quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Họ và tên: ……………………………………………………………… Chức vụ: …………………………………..

Cơ quan: …………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Với sự chứng kiến của: Mời người chứng kiến để chứng kiến quá trình cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả. (nên mời trước khi tiến hành cưỡng chế)

a) Họ và tên: (5) ……………………………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………

b) Họ và tên: (6) ……………………………………………………………… Chức vụ: …………………………….

Cơ quan: ……………………………………………………………………………………………………………………

Tiến hành cưỡng chế và lập biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo Quyết định s: .../QĐ-CCXP đối với <ông (bà)/tổ chức>(*) tên sau đây:

<1. Họ và tên>(*) : ……………………………………………………………… Giới tính: …………………………

Ngày, tháng, năm sinh: …/…/…… Quốc tịch: …………………………………………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………………..

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ………………………………………………………………; ngày cấp: …/…/……; nơi cấp: ……………………………………………………………………………………………………

<1. Tên của t chc>(*): ……………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………………..

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: ………………….. ngày cấp: …/…/……; nơi cấp: ………………………………

Người đại diện theo pháp luật: (7) ……………………………… Giới tính: …………………………………..

Chức danh: (8) …………………………………………………………………………………………………………….

  1. Biện pháp cưỡng chế: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
  2. Kết quả thực hiện Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả số: …./QĐ-CCXP: (9) Ghi cụ thể kết quả thực hiện từng biện pháp khắc phục hậu quả đã được nêu trong quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Ví dụ: Đã phá dỡ toàn bộ công trình vi phạm tại thửa đất số 3, tờ bản đồ số 4 theo Quyết định cưỡng chế số…

  1. Việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả kết thúc hồi…. giờ…. phút, ngày …/…/……

Biên bản này gồm …. tờ, được lập thành 02 bán có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (10) ……………………………… là <cá nhân/ngưi đại diện của t chức>(*) bị cưỡng chế 01 bản, 01 bản chuyển cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế.

<Trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt nhưng từ chi ký biên bản>

Lý do ông (bà) (10) ………………………………là <cá nhân/người đại diện của tổ chức>(*) bị cưỡng chế không ký biên bản: ………………………………………………………………………………………………………

CÁ NHÂN/NGƯỜI ĐẠI DIỆN
C
A TỔ CHỨC BỊ CƯỠNG CHẾ
(Ký, ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
PH
I HỢP CƯỠNG CHẾ
(Ký, ghi rõ chức vụ, h và tên)

 

NGƯỜI CHNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

 

<In ở mặt sau>(**) Biên bản đã giao trực tiếp cho <cá nhân người đại diện của tổ chức>(*) bị cưỡng chế vào hồi …. giờ …. phút, ngày …/…/……

NGƯỜI NHẬN BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ và tên)

___________________

* Mẫu này được sử dụng để lập biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

(*) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.

Trong mọi trường hợp, khi tiến hành cưỡng chế phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi tiến hành cưỡng chế và 01 người chứng kiến.

(**) Áp dụng đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị cưỡng chế.

(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.

(2) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

(3) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.

(4) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của cơ quan, tổ chức phối hợp đã được nêu trong quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

(5) Ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người chứng kiến.

(6) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi tiến hành cưỡng chế.

(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.

(9) Ghi cụ thể kết quả thực hiện từng biện pháp khắc phục hậu quả đã được nêu trong quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

(10) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị cưỡng chế.


Trên đây là hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Bạn đọc có thắc mắc vui lòng phản hồi ở phần bình luận.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *