Những lưu ý trong cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả

Cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả (phá dỡ công trình xây dựng, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu) là những biện pháp thường được áp dụng trong thực tiễn, trangtinphapluat chia sẻ một số điểm cần lưu ý trong quá trình cưỡng chế để bạn đọc tham khảo.

1. Cần rà soát toàn bộ hồ sơ trước khi cưỡng chế
Để ban hành và tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả thành công thì cần phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, từ khâu lập biên bản, ban hành quyết định xử phạt, bàn giao quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm. Lập biên bản hiện trạng trước khi ban hành quyết định cưỡng chế để đối chiếu với hiện trạng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính xem có thay đổi gì hay không? Bởi thực tế sau khi bị lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi, do đó hiện trạng sẽ thay đổi, nếu không kiểm tra lại hiện trạng sẽ dẫn đến ban hành quyết định cưỡng chế không đúng.(Các sai sót thường gặp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính cần biết)

Quyết định Cưỡng chế phá dỡ
Cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả phá dỡ công trình xây dựng vi phạm

2. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng

– Xây dựng phương án cưỡng chế, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, đặc biệt là phân công nhiệm vụ cho những cán bộ, công chức trực tiếp tham gia cưỡng chế như: lập biên bản công bố quyết định cưỡng chế, ghi nhận quá trình cưỡng chế, biên bản kiểm kê tài sản…

3. Cần giới hạn thời gian  cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả

Thời hạn thực hiện cưỡng chế trong quyết định cưỡng chế nên để thời gian từ 30-45 ngày kể từ ngày nhận được quyết định (Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định 15 ngày, trừ trường hợp ghi nhiều hơn) nhằm có thời gian để các cơ quan tham mưu chuẩn bị các điều kiện, đồng thời cũng tạo áp lực để cơ quan được giao nhiệm vụ cưỡng chế “lo” thực hiện việc cưỡng chế.

(Thời hạn gửi quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là bao nhiêu ngày?)

4. Một số nội dung cần lưu ý khác

cưỡng chế buộc thực hiện khắc phục hậu quả
Hạn chế giao quyền cưỡng chế cho cấp phó

– Việc ký quyết định cưỡng chế thì nên tham mưu cấp trưởng ký, trừ trường hợp cấp trưởng đi vắng mới tham mưu cho cấp phó ký quyết định và phải có văn bản giao quyền của cấp trưởng, trong đó nêu rõ thời gian giao quyền.

Cưỡng chế thi hành quyết định khắc phục hậu quả – Nhiều vướng mắc

– Trường hợp trong quyết định xử phạt có biện pháp buộc khắc phục hậu quả (như buộc khôi phục tình trạng ban đầu, khắc phục ô nhiểm môi trường, phá dỡ công trình xây dựng…) nếu tổ chức, cá nhân chưa chấp hành cả phạt tiền và khắc phục hậu quả thì nên tham mưu cưỡng chế phần khắc phục hậu quả trước, còn hình phạt tiền thì xác minh rồi cưỡng chế sau, vì việc xác minh điều kiện để cưỡng chế thu tiền phạt tốn nhiều thời gian và khó khăn.

(Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

– Trước khi cưỡng chế cần phải có văn bản thông báo thời gian cưỡng chế để tổ chức, cá nhân vi phạm biết. (xem bài viết Thời gian thông báo trước khi cưỡng chế là bao nhiêu ngày)

– Việc giao quyết định cưỡng chế phải lập thành biên bản, có người làm chứng. Việc giao quyết định cưỡng chế cần lưu ý phải giao quyết định tại nơi cư trú ghi trong quyết định cưỡng chế chứ không phải nơi xảy ra vi phạm.

– Thành lập tổ vận động (đại diện chính quyền cấp xã, mặt trận xã, thôn và các đoàn thể) để vận động tổ chức, cá nhân tự nguyện chấp hành quyết định cưỡng chế.

Để cưỡng chế  thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thành công thì ngoài việc thực hiện đúng các quy trình theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 166/2013/NĐ-CP…thì các cơ quan, cán bộ tham mưu nên cần thực hiện những lưu ý trên.

Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *