Cưỡng chế thi hành quyết định khắc phục hậu quả – Nhiều vướng mắc

Cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả (trường hợp áp dụng độc lập, không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) chưa được nêu cụ thể tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

– Theo Khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì trong một số trường hợp  không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà phải ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như hết thời hiệu, hết thời hạn, không xác định được đối tượng vi phạm hành chính…

(Thời hạn gửi quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là bao nhiêu ngày?)

– Và tại Điều 85 về thi hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định theo quy định của pháp luật và phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó.

Trình tự, thủ tục cưỡng chế vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai
Quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính

(Xác định thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả)

Người có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

Như vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính có quy định riêng về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân/tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải tự thi hành nhưng Luật lại không có đề cập đến việc trường hợp không thi hành thì cưỡng chế như thế nào dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật.

Quy định cưỡng chế

Tại Mục 3 chương 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo đó Điều 86 quy định: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân/tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt  theo quy định tại Điều 73 Luật XLVPHC (Tại Điều 73 Luật XLVPHC quy định về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.).

(Trước khi cưỡng chế phải thông báo cho người vi phạm trước mấy ngày?)

(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)

Chưa có mẫu quyết định cưỡng chế KPHQ

Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, tại biểu mẫu số 10 Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, ở phần hướng dẫn nêu rõ: Mẫu này được sử dụng để cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.

(Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

Vướng mắc cưỡng chế quyết định khắc phục hậu quả
Vướng mắc cưỡng chế quyết định khắc phục hậu quả

Như vậy, theo Luật xử lý vi phạm hành chính và mẫu quyết định của Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì không có quy định về cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả và  mẫu quyết định cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng đối với trường hợp ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt thì trường hợp cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì không ban hành quyết định cưỡng chế để cưỡng chế quyết định khắc phục hậu quả mà tổ chức cưỡng chế luôn quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.

Phải ban hành quyết định cưỡng chế KPHQ

Mặc dù Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP không có quy định cụ thể về cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả nhưng theo quy định của Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã quy định cụ thể về cưỡng chế khắc phục hậu quả, cụ thể:

– Tại Điều 1 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định: Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi chung là cưỡng chế), trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.

(Vì sao Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính có 2 thời gian thực hiện?)

– Tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 166 về Nguyên tắc áp dụng, quy định:  Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Phải ban hành quyết định cưỡng chế khắc phục hậu quả

– Tại Khoản 1 Điều 34. Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, quy định:  Khi nhận được quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết)

– Tại Khoản 1 Điều 3 của mẫu 13 quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả có đoạn “Nếu quá thời hạn quy định tại Điều 1 Quyết định này mà ông (bà)/tổ chức(11) …………….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.”

Điều 3. Quyết định này được:

1. Giao cho ông (bà)(10) ………………………….. là cá nhân vi phạm/đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.

Ông (bà)/Tổ chức bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra có tên tại Điều 1 phải thực hiện Quyết định này. Nếu quá thời hạn quy định tại Điều 1 Quyết định này mà ông (bà)/tổ chức(11) …………….. không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

(Hướng dẫn Cưỡng chế khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thay đổi tên gọi)

Như vậy, theo Nghị định 166 thì việc cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính được hiểu bao hồm cả cưỡng chế quyết định xử phạt và cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả (trong trường hợp không xử phạt) và việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế. Và ngay tại Điều 3 của Quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả đã nêu rõ nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật (pháp luật cưỡng chế quy định ở đây là Nghị định 166). Vì vậy, trong trường hợp đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức không chấp hành thì người có thẩm quyền phải ban hành quyết định cưỡng chế để tổ chức thực hiện.

Mẫu quyết định cưỡng chế

Tại Điều 33 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.

(Tải tất cả biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới nhất)

Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính
Biểu mẫu quyết định cưỡng chế khắc phục hậu quả

Tóm lại, mặc dù Luật xử lý vi phạm hành chính không nêu rõ phải ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và Nghị định 97/2017/NĐ-CP cũng chưa có mẫu dành cho trường hợp cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt nhưng theo Nghị  định 166/2013/NĐ-CP thì trong mọi trường hợp cưỡng chế phải:

+ Có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền;

+ Cá nhân/tổ chức phải nhận được quyết định cưỡng chế.

Do vậy, đối với trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả độc lập thì người có thẩm quyền vẫn phải ban hành quyết định cưỡng chế để tổ chức thực hiện khi cá nhân/tổ chức vi phạm không tự nguyện thi hành. Cơ quan có thẩm  quyền cần sớm bổ sung biểu mẫu quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.

(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?)

Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

3 Bình luận

  1. Vậy theo anh trường hợp ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm có phải ban hành quyết định cưỡng chế ?
    Thêm nữa ví dụ hành vi chiếm đất dựng công trình trái phép. Nhưng không xác định được người vi phạm có lập biên bản vi phạm hành chính không? Bởi theo quy đinh lập biên bản vi phạm hành chính phải xác định được chủ thể vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm!

    • Theo Khoản 4 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính thì trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính thì cơ quan nơi người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Do đó không ban hành quyết định cưỡng chế bạn nhé.
      Việc không xác định đối tượng vi phạm hành chính vẫn phải lập biên bản, phần thông tin ghi là không xác định được đối tượng.

  2. trường hợp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, lần một không thực hiện thành công thì thủ tục cưỡng chế lần thứ hai như thế nào

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *