Slide Bài giảng những điểm mới Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bài giảng được soạn bằng power point, phân tích rõ những điểm mới, hướng dẫn cách ghi mẫu biên bản, quyết định xử phạt.
Một số nội dung cơ bản của bài giảng Nghị định 97/2017/NĐ-CP
1.Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
-Cá nhân
–Tổ chức:
+ Là pháp nhân theo quy định pháp luật dân sự (được thành lập, có cơ cấu tổ chức, có tài sản độc lập, nhân danh mình tham gia các quan hệ…)
+ Hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật
Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt
2. Giao quyền xử phạt
Giao quyền xử phạt, giao quyền cưỡng chế, giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng năm, trích yêu của quyết định giao quyền.
Cấp phó của những người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được giao quyền, có quyền: Áp giải người vi phạm ;Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật; Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
3. Chấm dứt Giao quyền xử phạt hành chính
a) Quyết định giao quyền hết thời hạn;
b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;
c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;
d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;
đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử
Liên hệ: kesitinh355@gmail.com để TẢI BÀI GIẢNG