Vướng mắc trong cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính vừa có  hình phạt chính là phạt tiền, vừa có biện pháp buộc khắc phục hậu quả là tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm, buộc khôi phục tình trạng ban đầu. Cá nhân, tổ chức vi phạm không chấp hành phạt tiền cũng như biện pháp buộc khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ban hành quyết định cưỡng chế như thế nào cho đúng? Cưỡng chế cả hình phạt chính và biện pháp khắc phục hậu quả hay là chỉ cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả có đảm bảo đúng pháp luật không?

1. Quy định về cưỡng chế xử lý VPHC

Theo  quy định tại Điều 38 Nghị định 166/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ về cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính, quy định Cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vừa không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vừa không chấp hành một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 hoặc 4 Chương II và Mục 5 Chương II Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính (trừ trường hợp đã hết thời hiệu thi hành hình thức phạt tiền thì không áp dụng đồng thời  2 biện pháp cưỡng chế).

(Vì sao Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính có 2 thời gian thực hiện?)

2. Trường hợp cá nhân, tổ chức chỉ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả hoặc chỉ chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 và 4 Chương II hoặc Mục 5 Chương II Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó.

2. Cưỡng chế phạt tiền và khắc phục hậu quả

Như vậy, theo quy định của Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân, tổ chức không chấp hành hình phạt chính và khắc phục hậu quả thì phải tổ chức cưỡng chế đồng thời cả 2 biện pháp. Tuy nhiên, trên thực tế việc cưỡng chế phạt tiền là vô cùng khó khăn.

(Hướng dẫn Cưỡng chế khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thay đổi tên gọi)

Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định “Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế”. Và tại Chương 2 Nghị định 166 quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì việc cưỡng chế phạt tiền theo thứ tự như sau:

khó khăn trong thu tiền phạt xử lý vi phạm hành chính
khó khăn trong thu tiền phạt xử lý vi phạm hành chính

– Khấu từ lương hoặc một phần thu nhập;

– Khấu trừ tiền từ tài khoản;

– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

(Các sai sót thường gặp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính cần biết)

Thực tiễn thi hành quyết định xử phạt rất khó để xác định lương hoặc thu nhập, tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm nên người có thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền cưỡng chế thường sẽ ban hành quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả trước để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự xã hội, còn hình thức phạt tiền sẽ xác minh thông tin tài sản, thu nhập để cưỡng chế sau.

Cưỡng chế thi hành quyết định khắc phục hậu quả – Nhiều vướng mắc

Có ý kiến cho rằng việc không cưỡng chế đồng thời hình thức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả là chưa đúng quy định của Nghị định 166. Tuy nhiên, quan điểm của người viết cho rặng: Việc cưỡng chế như vậy mặc dù không phù hợp với Điều 38 Nghị định 166 nhưng lại đúng với Khoản 2 Điều 3 Nghị định 166.

Khoản 2 Điều 3 Nghị định 166 quy định: “Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương”. Như vậy, Nghị định 166 cho phép người có thẩm quyền cưỡng chế linh động áp dụng biện pháp cưỡng chế sao cho phù hợp với điều kiện thi hành và tình hình thực tế ở địa phương.

* Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định 2905/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 Về việc cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, theo đó nội dung cơ bản của Quyết định như sau:

Điều 1. Cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2802/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp đối với ông Lê Văn Phúc; sinh ngày: 01/10/1960; nghề nghiệp: hưu trí; nơi ở hiện nay: Thôn Khánh Tân, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam; Chứng minh nhân dân số: 205183748, ngày cấp: 22/12/2014, nơi cấp: Công an tỉnh Quảng Nam.
1. Cơ quan đang quản lý tiền lương: Bảo Hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam

2. Số tiền bị khấu trừ: 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng).
Lý do khấu trừ: Không tự nguyện chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 2802/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam;
a) Số tiền lương hàng tháng bị khấu trừ một lần: 2.860.000 đồng (Hai triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng). Trừ lần thứ nhất đến lần thứ 20 là: 2.860.000 đồng x 20 = 57.20.000 đồng (Năm mươi bảy triệu hai trăm nghìn đồng);

b) Số tiền lương bị khấu trừ lần thứ 21 là: 2.800.000 đồng (Hai triệu tám trăm nghìn đồng).
Tổng cộng (a + b) = 60.000.000 đồng (Sáu mươi triệu đồng).
3. Bảo Hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam có trách nhiệm chuyển số tiền đã khấu trừ đến tài khoản số 7111, chương 560, mục 4250, tiểu mục 4278 của Sở Tài chính tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày khấu trừ một phần lương của cá nhân bị cưỡng chế.
4. Thời gian thực hiện: 21 tháng, kể từ ngày nhận được Quyết định này

Chỉ cần cưỡng chế khắc phục hậu quả

Do đó, việc người có thẩm quyền cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế biện pháp khắc phục hậu quả trước, rồi mới cưỡng chế phạt tiền là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc cưỡng chế của Nghị định 166, đảm bảo được điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế cũng như phù hợp với tình hình thực tế, và đặc biệt không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người vi phạm, khắc phục kịp thời hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

(Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

Thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về cưỡng chế theo hướng trường hợp người vi phạm không chấp hành phạt tiền và khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền cưỡng chế có quyền cưỡng chế phần khắc phục hậu quả trước chứ không nhất thiết phải thực hiện đồng thời cưỡng chế phạt tiền và khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo khắc phục kịp thời các hậu quả do vi phạm hành chính gây ra và phù hợp với thực tiễn thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.

(Quyết định xử phạt hành chính bị khiếu nại có được tổ chức cưỡng chế?)

(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)

(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?)

Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

3. Một số vướng mắc khác trong cưỡng chế hành chính

Điều 86 Luật XLVPHC hiện hành quy định 05 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, gồm: (i) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; (ii) khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm; (iii) kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá; (iv) thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; (v) buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong số 05 biện pháp nêu trên thì có 04 biện pháp đầu tiên là để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tiền và biện pháp cuối cùng là để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt có biện pháp khắc phục hậu quả. Trên thực tế, có những hình thức xử phạt khác như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động có thời hạn… nhưng Luật XLVPHC chưa có quy định biện pháp cưỡng chế trong trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định. Ngoài ra, biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 86 của Luật XLVPHC cũng chỉ phù hợp với một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 28 của Luật XLVPHC. Đối với nhiều biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định thì không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 86 của Luật XLVPHC.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *