Nhiều bạn đọc đề nghị trangtinphapluat.com biên soạn mẫu phương án/kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.
Trong bài viết này, trangtinphapluat.com giới thiệu mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (phần biện pháp buộc khắc phục hậu quả), quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Đối với các nội dung cưỡng chế khấu trừ, kê biên tài sản, trangtinphapluat.com sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo.
I. Quy định về kế hoạch cưỡng chế
Thi hành Quyết định cưỡng chế
Luật Xử lý vi phạm hành chính tại Điều 88 có quy định về Thi hành quyết định cưỡng chếnhư sau:
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết)
2. Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế;
b) Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu;
c) Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.
(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)
Như vậy, Luật Xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định chung về thi hành quyết định cưỡng chế, trong đó có nêu trách nhiệm của người ban hành quyết định cưỡng chế, trách nhiệm của lực lượng cảnh sát nhân dân, cá nhân, tổ chức có liên quan, ngân hàng…
XEM các bài viết liên quan đến Cưỡng chế
Mẫu kế hoạch cưỡng chế
Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, ban hành 55 biểu mẫu xử lý vi phạm hành chính nhưng không có mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả.
Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng không quy định mẫu kế hoạch cưỡng chế mà chỉ quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế. Như tại Điều 34 quy định về cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả như sau:
Điều 34.Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khi nhận được quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
2. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
(Trước khi cưỡng chế phải thông báo cho người vi phạm trước mấy ngày?)
3. Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành biện pháp khắc phục hậu quả phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Xem clip hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý tài sản sau cưỡng chế
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.
(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?)
6. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật mà người bị cưỡng chế chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Và tại Điều 35 có quy định việc cưỡng chế phải lập thành biên bản.
II. Hướng dẫn mẫu kế hoạch cưỡng chế
Như đã phân tích ở trên, Luật Xử lý vi phạm hành chính, mẫu văn bản theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP, Nghị định 166/2013/NĐ-CP chỉ quy định về tổ chức thực hiện cưỡng chế, không quy định mẫu kế hoạch cưỡng chế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc cưỡng chế quyết định xử phạt, quyết định buộc khắc phục hậu quả thì cần phải có phương án/kế hoạch cưỡng chế để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia cưỡng chế. Vì vậy, trangtinphapluat.com biên soạn mẫu kế hoạch cưỡng chế (đối với phần buộc khắc phục hậu quả) dựa trên quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
Xem hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính, biên bản cưỡng chế chuẩn nhất
Mẫu kế hoạch cưỡng chế gồm các nội dung:
1. Mục đích, yêu cầu của việc cưỡng chế
Phần này phải nêu được mục đích của việc cưỡng chế nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định buộc khắc phục hậu quả.
Khắc phục kịp thời các hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Việc cưỡng chế phải đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo đúng thẩm quyền, an toàn cho lực lượng tham gia cưỡng chế…
(Tổng hợp các mẫu văn bản xử phạt vi phạm hành chính ở tất cả lĩnh vực)
2. Nội dung cưỡng chế
2.1. Đặc điểm nhân thân, thân nhân người bị cưỡng chế
Phần này phải đánh giá cụ thể về người bị cưỡng chế, những người thân trong gia đình và những mối quan hệ của người bị cưỡng chế nhằm dự liệu các tình huống chống đối có thể xảy ra hoặc thông qua các mối quan hệ để vận động người vi phạm tự khắc phục hậu quả.
2.2. Đặc điểm tình hình khu vực cưỡng chế
Phần này cần làm rõ khu vực cưỡng chế địa hình, địa thế như thế nào? có gần khu dân cư, trường học hay không? Việc này để tính phương án bố trí lực lượng bảo vệ, tham gia cưỡng chế cho phù hợp.
(Quyết định xử phạt hành chính bị khiếu nại có được tổ chức cưỡng chế?)
2.3. Thành phần, lực lượng, phương tiện tham gia cưỡng chế
Phần này phải xác định rõ thành phần nào tham gia cưỡng chế, lực lượng lao động cần là bao nhiêu, phương tiện gồm những gì?
Thông thường thành phần gồm: Người chủ trì cưỡng chế, cán bộ ghi biên bản cưỡng chế, cán bộ đo đạc hiện trạng, kiểm kê tài sản, y tế, lực lượng Công an, người chứng kiến…
Kế hoạch cưỡng chế phải gửi cho lực lượng Công an trước 05 ngày để bố trí lực lượng bảo vệ an toàn trong quá trình cưỡng chế.
3. Phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện
3.1. Phân công nhiệm vụ
– Người chủ trì cưỡng chế làm những việc gì? Thường thì người chủ trì cưỡng chế chỉ đạo chung
– Cấp phó của người chủ trì cưỡng chế: Trực tiếp chỉ đạo cưỡng chế tại hiện trường
– Phân công cán bộ ghi biên bản quá trình cưỡng chế, cán bộ chuẩn bị giấy mời các thành phần liên quan, dự trù kinh phí cưỡng chế…Bản dự trù kinh phí cưỡng chế này phải gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để họ biết sau này họ chịu chi phí này.
– Phân công lực lượng công an bảo đảm an ninh trật tự.
Chia làm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Trước khi tổ chức cưỡng chế: Giai đoạn này cần nêu rõ việc phân công cho cán bộ thực hiện những việc sau: Xác định nhân thân, đặc điểm khu vực cưỡng chế, chuẩn bị các mẫu biên bản liên quan, dự trù kinh phí, thông báo thời gian tổ chức cưỡng chế cho cá nhân vi phạm biết. Phân công cán bộ tới vận động, tuyên truyền để người vi phạm tự chấp hành (có biên bản làm việc cụ thể), nếu họ tự nguyện thì lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện thi hành và cho họ thời gian để tự thực hiện.
(Xem quy định về Thông báo thời gian cưỡng chế)
– Giai đoạn 2: Trong khi tổ chức cưỡng chế: Cần nêu rõ các việc: Ai đọc quyết định cưỡng chế, ai đo đạc vị trí vi phạm, ai làm nhiệm vụ kiểm kê tài sản khi người vi phạm không nhận, ai ghi biên bản cưỡng chế, ai làm nhiệm vụ bảo vệ, ai làm nhiệm vụ di chuyển người, tài sản ra khỏi khu vực cưỡng chế. Trường hợp người vi phạm không nhận tài sản thì di chuyển tài sản về đâu, ai di chuyển…
– Giai đoạn 3: Kết thúc cưỡng chế: Cần phải có biên bản cưỡng chế (có chữ ký của người chủ trì cưỡng chế, người chứng kiến), giao việc quản lý mặt bằng sau khi cưỡng chế cho bộ phận liên quan. Thông báo cho người vi phạm tới nhận tài sản (trường hợp họ không nhận lúc cưỡng chế), phân công người bảo quản tài sản…
Tải tất cả biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới nhất
Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính
III. Hướng dẫn phân công nhiệm vụ khi cưỡng chế
1. TRƯỚC KHI CƯỠNG CHẾ
Stt | Nội dung | Người chủ trì | Người thực hiện | Thời gian | Ghi chú |
1 | Ban hành thông báo thời gian thực hiện cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn B | Xong trước ngày 10/3 | Giao nhận phải có biên bản |
2 | Làm việc với Công ty để thuê máy móc, nhân công: Ghi rõ nhiệm vụ thực hiện | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn B | Xong trước ngày 15/3 | |
3 | Liên hệ điện lực để cắt điện công trình, vị trí dự kiến cưỡng chế để đảm bảo an toàn Liên hệ Văn phòng HĐND-UBND để có quyết định phân công nhiệm vụ lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự khi cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Xong trước 25/3 | ||
4 | Chuẩn bị biểu mẫu công bố quyết định, mẫu biên bản cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn B | Xong trước 15/3 | |
5 | Chuẩn bị mẫu kiểm kê tài sản | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn A | Xong trước 15/3 | |
6 | Chuẩn bị băng đeo tay, dây dăng, loa tay, nước uống, cơm trưa, kinh phí cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn A | Xong trước 15/3 | |
7 | Tiếp dân vận động lần cuối trước khi cưỡng chế | Nguyễn Văn A | các ngành có liên quan | Xong trước 12/3 | |
8 | Mặt trận, Công an và các ngành tiếp tục vận động đến trước khi cưỡng chế | Mặt trận, CÔng an xã | Từ 10.3 đến 30/3 | ||
9 | Ký giấy mời triển khai cưỡng chế theo kế hoạch đã được duyệt | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn A | Trước 15/3 | |
10 | Kiểm tra toàn bộ công tác chuẩn bị trước khi cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Công an, Quân sự và các lực lượng được phân công nhiệm vụ | 16/3 |
2. KHI CƯỠNG CHẾ
Stt | Nội dung | Người chủ trì | Người thực hiện | Thời gian | Ghi chú |
1 | Yêu cầu triển khai lực lượng bảo vệ, đưa người không có nhiệm vụ ra khỏi khu vực cưỡng chế; phá cổng khi đối tượng vi phạm không mở khóa | Nguyễn Văn A | Lực lượng Công an, Quân sự | ||
2 | Công bố quyết định cưỡng chế | Nguyễn Văn A | |||
3 | Ghi biên bản công bố quyết định cưỡng chế | Nguyễn Văn B | Nguyễn Văn C | ||
4 | Yêu cầu lực lượng Công an làm nhiệm vụ bảo vệ; yêu cầu bộ phận địa chính vào đo đạc ranh giới; điện lực cắt điện; yêu cầu lực lượng lao động tiến hành di chuyển tài sản để người vi phạm nhận. Trường hợp không nhận cho lực lượng lập biên bản kiểm kê chở về UBND | Nguyễn Văn A | Công an, Quân sự; | ||
5 | Ghi biên bản cưỡng chế | Nguyễn Văn D | Nguyễn Văn E | ||
6 | Ghi biên bản kiểm kê tài sản trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không nhận tài sản không thuộc đối tượng cưỡng chế | Nguyễn Văn F | Lực lượng kiểm kê tài sản | ||
7 | Chuyển tài sản về UBND hoặc nơi chuẩn bị trước | Nguyễn Văn A | Lực lượng Công an cùng lực lượng lao động | ||
8 | Mời các thành phần liên quan và trưởng thôn, khối phố trưởng ký làm chứng vào các biên bản | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn H | ||
9 | Kết thúc rút kinh nghiệm quá trình cưỡng chế | Nguyễn Văn A | |||
III. SAU KHI CƯỠNG CHẾ
Stt | Nội dung | Người chủ trì | Người thực hiện | Thời gian | Ghi chú |
1 | Báo cáo kết quả cưỡng chế cho người ra quyết định cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn B | Sau 01 ngày kết thúc cưỡng chế | |
2 | Bảo quản tài sản cưỡng chế nếu người vi phạm không nhận | Công an, Quân sự | |||
3 | Ban hành thông báo để người vi phạm nhận lại tài sản cưỡng chế | Nguyễn Văn A | Nguyễn Văn H |
Phương Thảo
Trong trường hợp đối tượng tổ chức cưới tảo hôn có nhà, có đất trên địa bàn đang quản lý, nhưng lại đăng ký hộ khẩu thường trú một nơi khác thì cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi tảo hôn trong trường hợp này”. Rất mong nhận được sự tư vấn, trả lời của chuyên gia.