Điểm mới trong biểu mẫu xử lý hành chính theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP

 Nghị định 97/2017/NĐ-CP , được  Chính phủ ban hành ngày 18/8/2017  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (có hiệu lực từ ngày 05/10/2017).

Theo đó có 38 mẫu quyết định và 17 mẫu biên bản (các mẫu này sẽ thay thế cho mẫu của Nghị định 81/2013/NĐ-CP từ ngày 05/10/2017), so với  Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có 16 mẫu quyết định và 6 mẫu biên bản mới, cụ thể:

1. Về mẫu quyết định xử lý vi phạm hành chính

Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã bỏ mẫu Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà thay vào đó là quy định trực tiếp mẫu các biện pháp cưỡng chế. Và cũng quy định cụ thể mẫu từng loại văn bản giao quyền, đính chính, sửa đổi, bổ sung…,

Mẫu biên bản, quyết định xử lý vi phạm hành chính
Mẫu biên bản, quyết định xử lý vi phạm hành chính năm 2017

Bổ sung 18 mẫu quyết định sau: Quyết định cưỡng chế khấu tiền từ tài khoản; Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt; Quyết định cưỡng chế khầu trừ một phần lương hoặc thu nhập; Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (theo Nghị định 81 thì gọi chung là văn bản giao quyền); Quyết định giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính; Quyết định sử đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Quyết định đính chính quyết định xử phạt viphạm hành chính; Quyết định đính chính quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,thị trấn; Quyết định trưng cầu giám định.

(Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính)

2. Về mẫu biên bản theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP

Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã bỏ mẫu biên bản cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thay vào đó là mẫu biên bản cụ thể cho từng quyết định cưỡng chế tương ứng, đồng thời quy định thêm mẫu xác minh tình tiết vi phạm ….

(Tổng hợp tất cả biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính ở các lĩnh vực)

Cụ thể bổ sung các mẫu biên bản sau: Biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt; Biên bản cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Biên bản cưỡng chếbuộc thực hiện khắc phục hậu quả; BIên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ; Biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính; Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.

3. Một số điểm mới trong mẫu biên bản, quyết định xử lý hành chính

So với Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì các mẫu biên bản, quyết định trong Nghị định 97/2017/NĐ-CP  đã có nhiều quy định mới, khắc phục được các bất cập trong thời gian qua, cụ thể:

– Về tên cơ quan ra quyết định, lập biên bản: Nghị định 81/2013 quy định đối với văn bản UBND cấp xã thì phải ghi rõ cấp huyện, cấp tỉnh dẫn đến thể thức văn bản không phù hợp với Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã sửa lại như sau: Ghi tên cơ quan ban hành văn bản thống nhất theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Đến ngày 15/6/2020, Thông tư 01/2011/TT_BNV sẽ hết hiệu lực, việc thực hiện thể thức kỹ thuật trình bày văn bản hành chính sẽ theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư).

(Hướng dẫn ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

– Đối với tổ chức vi phạm: Ghi rõ người đại diện, nếu là công ty TNHH 1, 2 thành viên trở lên, công ty cổ phẩn; ghi chức danh chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi chức danh người đứng đầu tổ chức nếu không phải là doanh nghiệp.

– Mẫu đã bổ sung địa điểm xảy ra vi phạm.

– Quy định cụ thể ngày có hiệu lực của quyết định là ngày ký. Quy định này không phù hợp với Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể Khoản 4 Điều 67 quy định: Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

– Về địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính: Nghị định 81/2013 không quy định, Nghị định 97/2017 quy định cụ thể địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản.

TẢI TẤT CẢ MẪU BIÊN BẢN, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH MỚI NHẤT, TẠI ĐÂY

RUBI

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *