Địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính ở đâu là đúng?

   Theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020, thì: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

Địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính

       Luật Xử lý vi phạm hành năm 2012 chỉ quy định chung:   Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên biển; giờ, ngày, tháng, năm địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm.

Biên bản Vi phạm hành chính lập tại nơi xảy ra vi phạm hoặc nơi làm việc của người lập biên bản
Biên bản Vi phạm hành chính lập tại nơi xảy ra vi phạm hoặc nơi làm việc của người lập biên bản

          Quy định trên  không quy định cụ thể địa điểm lập biên bản là ở đâu? Tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hay có thể mời về trụ sở để lập biên bản. Vì trên thực tế có những hành vi có thể lập biên bản tại hiện trường xảy ra vi phạm nhưng cũng có những hành vi không thể lập tại hiện trường như: Ban đêm đi kiểm tra khai thác cát, sỏi sạn trên sông, tạm giữ được tang vật vi phạm hành chính, còn người vi phạm bỏ chạy. Hôm sau, mới xác minh được người vi phạm và mời họ tới trụ sở để làm việc và lập biên bản, họ thừa nhận hành vi và ký biên bản vi phạm hành chính.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

         Trước khi Quốc hội sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có 2 quan điểm khác nhau về địa điểm lập biên bản. Một số ý kiến cho rằng địa điểm lập biên bản phải là nơi xảy ra hành vi vi phạm, một số ý kiến thì cho rằng không nhất thiết việc lập biên bản vi phạm hành chính phải là nơi xảy ra vi phạm vì trong biên bản vi phạm hành chính đã mô tả rõ hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm vi phạm. Và trên thực tế có nhiều trường hợp không thể lập tại hiện trường như ví dụ ở trên đã nêu, cho nên việc lập biên bản tại nơi không xảy ra sự việc vẫn đảm bảo quy định pháp luật, trường hợp cần thiết có thể xác minh thêm thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm trước khi ban hành quyết định xử phạt.

Biên bản VPHC có thể lập tại 3 địa điểm

Để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, Từ ngày 01/01/2022, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020, Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết để tránh)

Theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính  thì hướng dẫn cụ thể địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020: Tại nơi xảy ra vi phạm; tại nơi làm việc; tại nơi khác; cụ thể theo hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính của mẫu biên bản ban hành kèm theo Nghị định 118 như sau:

– Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.

– Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.

Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

18 Bình luận

  1. Uông hồng Thắng

    Anh chị cho e hỏi. Hanh vi chiếm đất xây nhà đang ở, giờ mói phát hiện thì hanh vi vi phạm đấy đã chấm dứt chưa?

    • Nguyễn Quốc Sử

      Hành vi đó vẫn đang diễn ra nên áp dụng Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất để xử lý

  2. Uông hồng Thắng

    Anh cho e hỏi
    1. Trong lập biên bản vi phạm hành chính nhưng người vi phạm đã chết rồi có lập không?
    2. Có nhiều người vi phạm cùng vụ việc cùng hành vi có lập cùng biên bản hay không (trong đó có người chết rồi).

    • Nguyễn Quốc Sử

      – Người chết rồi thì lập biên bản xử lý ai mà lập? tại điểm đ khoản 1 điều 65 Luật XLVPHC thì KHÔNG RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỚI NGƯỜI ĐÃ CHẾT.
      – Luật XLVPHC không quy định cụ thể nhiều người cùng thực hiện hành vi trong cùng vụ việc thì lập bao nhiêu biên bản. Tuy nhiên, tại Điều 67 Luật XLVPHC có quy định: Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện cùng hành vi vi phạm thì có thể ra 1 hoặc nhiều quyết định xử phạt. Như vậy,có thể vận dụng chổ này để lập biên bản cho nhiều người cùng thực hiện hành vi, tuy nhiên sẽ khó khăn trong quá trình ký biên bản nếu có người ký, người không thì rất khó lập biên bản, cho nên để đảm bảo xử lý VPHC thì nên lập mỗi người 1 biên bản.
      Trường hợp có người chết rồi thì không còn đối tượng vi phạm hành chính nên không lập biên bản

  3. Uông hồng Thắng

    Anh ơi, đúng là người chết sẽ không sử phạt nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, do đó vẫn phải lập BB thì mới áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chứ anh? Em cám ơn anh ạ!

    • Nguyễn Quốc Sử

      Đúng rồi, nếu có ápdụng khắc phục hậu quả, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì mới lập biên bản,còn xử phạt tiền khôgn thì không lập. Trong biên bản tìm 2 người làm chứng hoặc phải có chính quyền địa phương ký vào biên bản.

    • Uông hồng Thắng

      Vạng ạ, em cám ơn anh va chúc anh luôn mạnh khoẻ…!

  4. Uông hồng Thắng

    Anh ơi, a có Tài liệu về LXLVPHC, Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại a cho e với anh nhé, em cảm ơn anh nhiều ạ…! Địa chỉ mail của e. thanguh@gmail.com

  5. qua quá trình điều tra phát hiện vi phạm hành chính xảy ra ở xã Long an. Công an xã Biên Hòa có được lập biên bản vi phạm hành chính không?

    • Nguyễn Quốc Sử

      Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức. Nếu công an xã đã vào công chức thì có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
      Trường hợp lúc đầu xác định hành vi vi phạm là hình sự, nhưng qua quá trình điều tra thì hành vi chỉ dừng ở mức xử lý hành chính thì không cần phải lập biên bản vi phạm hành chính mà căn cứ vào hồ sơ đã lập để xử phạt bạn nhé

  6. Cho em hỏi:
    Đã có quyết định xử phạt, nhưng sau đó người bị xử phạt chết, thì quyết định xử phạt sẽ như thế nào ạ?

    • Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính tại Điều 9 quy định Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản, như sau:

      1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau:

      a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

      b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.

      2. Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có trách nhiệm thi hành.

      Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, thì cá nhân là người được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt.

      Đối với tổ chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành.

      3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định này phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này.

      4. Thủ tục thi hành phần nội dung của quyết định xử phạt theo Điểm b Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều này không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ tài sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).

      5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại tài sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.

      6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này.

  7. Xin hỏi: cơ quan chức năng ở tỉnh A phát hiện phương tiện có hành vi VPHC ở tỉnh A nhưng chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan chức năng ở tỉnh B xử lý thì có đúng nguyên tắc không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *