Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025 thay thế cho Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 (Luật 2015 sửa đổi 2019). Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 so với Luật năm 2015, sửa đổi năm 2019.
Ở phần 1 này chúng tôi So sánh Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và Luật 2015 – Chương 1: Những quy định chung và Chương 2: Tổ chức đơn vị hành chính và thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính và đổi tên đơn vị hành chính.
1. Về bố cục
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 có 7 chương với 50 điều, giảm 1 chương 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi, bổ sung 2019.
2. Về đơn vị hành chính
Về đơn vị hành chính thì Luật năm 2025 cũng như Luật 2015, sửa đổi 2019 đều quy định gồm: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 bổ sung quy định: Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

3. Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
Cả Luật năm 2025 và Luật năm 2015, sửa đổi năm 2019 đều quy định chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 nêu rõ: Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
4Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
Bên cạnh việc kế thừa các nguyên tắc được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019. Luật năm 2025 còn bổ sung một số nguyên tắc mới như:
+ Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
+ Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
+ Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
5. Về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
+ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 kế thừa các quy định về Hội đồng nhân, tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân, nhiệm kỳ của HĐND
+ Đối với UBND, Luật 2025 và Luật 2015, sửa đổi 2019 đều quy định là UBND do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Tuy nhiên, Luật 2025 bổ sung thêm quy định: Ủy ban nhân dân ở nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
6. Bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính
Ngoài việc kế thừa nguyên tắc Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2019. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 còn bổ sung một số nguyên tắc mới như:

+ Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
+ Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;.
7. Về HĐND và UBND
Cơ bản Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đã kế thừa các quy định của Luật 2015, sửa đổi 2019 như quy định về đại biểu HĐND, nhiệm kỳ của HĐND. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Tuy nhiên, Luật 2025 có bổ sung quy định: Ủy ban nhân dân ở nơi không tổ chức cấp chính quyền địa phương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
8. Bổ sung quy định nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã bổ sung quy định việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

+ Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
+Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
+ Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Đối với việc thành lập, nhập, điều chỉnh, giải thể đơn vị hành chính thì Luật 2025 cơ bản quy định giống Luật 2015, sửa đổi 2019.
9. Về thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải thể đơn vị hành chính
9.1. Về thẩm quyền
Cả Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi 2019 và Luật 2025 đều quy định thẩm quyền thành lập, nhập, giải thể, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thì do Quốc hội quyết định; cấp huyện, xã do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
9.2. Về trình tự, thủ tục
Cơ bản Luật năm 2015, sửa đổi 2019 và Luật 2025 giống nhau, theo đó: Chính phủ xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ .
Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Còn tiếp
Rubi