Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm 226 câu để phục việc tìm hiểu, học tập và ôn thi công chức, viên chức, thi nâng ngạch, thăng hạng (ĐÁP ÁN VÀ PHẦN MỀM THI THỬ HIẾN PHÁP Ở CUỐI BÀI VIẾT).
Câu hỏi trắc nghiệm Hiến pháp 2013
Câu 1. Theo Hiến pháp năm 2013 thì phương án nào dưới đây là đúng?
a) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất , bao gồm đất liền, vùng biển và vùng trời.
b) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền , bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
c) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
Đáp án C
Câu 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
a) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
b) Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
c) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Đáp án A
Câu 3. Theo HIến pháp năm 2013 thì Quyền lực nhà nước là?
a) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân chia, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
b) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
c) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đáp án C
Quy định thực hiện quyền lực của Nhân dân
Câu 4. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
a) dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
b) dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ gián tiếp thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
c) dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước.
Đáp án A
Câu 5. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc
a) bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
b) phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
c) trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
Đáp án B
Câu 6. Theo Hiến pháp năm 2013 thì phương án nào dưới đây là đúng?
a) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
b) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân miễn nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
c) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân cách chức khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.
Đáp án A
Quy định hạn chế quyền con người
Câu 7. Theo Hiến pháp năm 2013 thì Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế?
a) theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
b) theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
c) theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Đáp án C
Câu 8. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp
a) phạm tội quả tang
b) phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
c) phạm tội phản bội tổ quốc
Đáp án A
Câu 9. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì đáp án nào dưới đây là đúng?
a) Công dân từ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
b) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
c) Công dân từ đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Đáp án B
Câu 10. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
a) 17 b) 18 c) 19 d) 20
Đáp án B
Câu 11. Theo Hiến pháp 2013 thì tội nào là nặng nhất
a) Tội giết người b) Tội đầu hàng giặc c) Tội phản bội tổ quốc
Đáp án C
Câu 12. Theo Hiến pháp năm 2013 thì Nền kinh tế Việt Nam là
a) nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
b) nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
c) nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo.
Câu 13. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của
a) Lực lượng vũ trang b) Toàn dân c) Quân đội
Đáp án B
Quy định tổ chức bộ máy nhà nước
Câu 14. Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân là
a) Quốc hội b) Chính phủ c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đáp án A
Câu 15. Quyền lập hiến, lập pháp thuộc cơ quan nào
a) Chính phủ b) Đại biểu Quốc hội c) Quốc hội d) Hội đồng nhân dân
Đáp án C
Câu 16. Chủ tịch nước do cơ quan nào bầu
a) Quốc hội b) Chính phủ c) Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đáp án A
Câu 17. Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Quốc hội b) Chính phủ c) Bộ Nội vụ
Đáp án A
Câu 18. Thẩm quyền quyết định đại xá là
a) Chính phủ b) Chủ tịch nước c) Quốc hội
Đáp án C
Câu 19. THẩm quyền quyết định về chiến tranh và hòa bình là
a) Chính phủ b) Chủ tịch nước c) Quốc hội d/ Bộ Chính trị
Đáp án C
Câu 20. Thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân là
a) Chính phủ b) Chủ tịch nước c) Quốc hội d/ Bộ Chính trị
Đáp án C
Quy định hoạt động của Quốc hội
Câu 21. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất bao nhiêu tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội
a) hai phần ba b) một phần hai c) ba phần tư d) tất cả
Đáp án A
Câu 22. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá bao nhiêu tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.
a) 12 tháng b) 15 tháng c) 20 tháng
Đáp án A
Câu 23. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành pháp lệnh
a) Quốc hội b) Ủy ban thường vụ Quốc hội c) Chính phủ d) Chủ tịch nước
Đáp án B
Câu 24. Cơ quan nào có thẩm quyền giải thích Hiến pháp , luật, pháp lệnh
a) Quốc hội
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội
c) Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
d) Tất cả các cơ quan trên
Đáp án B
Câu 25. Cơ quan nào có thẩm quyền bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
a) Quốc hội b) Ủy ban thường vụ Quốc hội c) Chính phủ
d) Tất cả các cơ quan trên
Đáp án B
Câu 26. Cơ quan nào có thẩm quyền Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Quốc hội b) Ủy ban thường vụ Quốc hội c) Chính phủ d) HĐND cấp tỉnh
Đáp án B
Câu 27. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được thì cơ quan nào có thẩm quyền Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh
a) Quốc hội b) Ủy ban thường vụ Quốc hội c) Chính phủ d) Bộ Quốc phòng
Đáp án B
Câu 28. Theo Hiến pháp năm 2013 Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được?
a) quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
b) một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
c) một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
Đáp án A
Câu 29. Luật, pháp lệnh phải được công bố chậm nhất là bao nhiêu ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại pháp lệnh.
a) Mười ngày b) Mười lăm ngày c) Hai mươi ngày
Đáp án B
Câu 30. Chọn đáp án đúng
a) Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
b) Chủ tịch nước ban hành luật, lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
c) Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định, thông tư để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Đáp án A
Câu 31. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được quyết định khi nào?
a) Trên ½ tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
b) Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
c) Trên ½ tổng số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành.
d) 2/3 tổng số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành.
Đáp án B
Câu 32. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
a) Bộ Ngoại giao
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội
c) Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
d) Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Đáp án B
Câu 33. Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân?
a) Nhà nước
b) Chính phủ
c)Đảng Cộng sản Việt Nam
d) Quốc hội
Đáp án A
Câu 34. Theo Hiến pháp năm 2013, chủ thể nào có quyền giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân?
a) Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội
c) Tổng thư ký Quốc hội
d) Chủ tịch Quốc hội
Đáp án B
Câu 35:Theo Hiến pháp năm 2013, nội hàm công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nào sau đây là đúng?
Đáp án A
THI THỬ HIẾN PHÁP TẠI ĐÂY
Liên hệ email: kesitinh355@gmail.com để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (gồm 226 câu).
Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây
Thi thử kiến thức chung nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức tại đây