Trường hợp nào được chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính?

Trường hợp nào người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính có quyền chuyển hồ sơ vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền để xem xét ban hành quyết định xử phạt hành chính theo thẩm quyền?

Bạn đọc có địa chỉ mail sangd…@gmail.com đề nghị trangtinphapluat.com giải thích trường hợp sau:

Tình huống: Trường hợp cơ quan chuyên môn có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt. Tuy nhiên, sau khi lập Biên bản vi phạm hành chính thì cơ quan chuyên môn chuyển hồ sơ về chính quyền địa phương đề nghị chính quyền ban hành Quyết định xử phạt. Trong trường hợp chính quyền không ban hành Quyết định xử phạt và trả lại hồ sơ đề nghị để cơ quan chuyên môn xử phạt. Như vậy thì có đúng quy định không ạ?
Cảm ơn Trang Tin Pháp Luật rất nhiều ạ!.

Quy định về chuyển hồ sơ để xử phạt

Theo KHoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: “Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Quy định về chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
Quy định về chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.”

(Slide bài giảng Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành)

Như vậy, đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì người lập biên bản mới chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt

Theo Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, như sau:

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính

4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu có nhiều người có thẩm quyền xử phạt thì thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Chuyển hồ sơ thuộc thẩm quyền là sai

Theo như tình huống nêu trên thì cơ quan chuyên môn vừa có thẩm quyền lập biên bản, vừa có thẩm quyền xử phạt nhưng sau khi lập biên bản vi phạm hành chính lại chuyển cho chính quyền địa phương xử phạt là không đúng với quy định về lập biên bản vi phạm hành chính (Khoản 3 Điều 58) và nguyên tắc xác định, phân loại thẩm quyền xử phạt (Khoản 3 Điều 52) theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thẩm quyền xử phạt hành chính
Thẩm quyền xử phạt hành chính

Do đó, chính quyền địa phương căn cứ vào quy định trên của Luật Xử lý vi phạm hành chính chuyển lại hồ sơ để cơ quan chuyên môn xử phạt theo thẩm quyền là đúng với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chỉ khi nào hành vi vi phạm vượt thẩm quyền hoặc không thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan, người lập biên bản vi phạm hành chính thì mới chuyển hồ sơ cho cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt.

Trên đây là ý kiến trả lời của trangtinphapluat.com về nội dung chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc thẩm quyền của người lập biên bản vi phạm hành chính.

Nếu có vướng mắc hoặc chưa rõ bạn đọc vui lòng để lại ý kiến tại mục bình luận bên dưới.

Bộ tài  liệu tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính mới nhất

Xem chuyên đề 1: Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 2:  Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cập nhật năm 2019

Xem chuyên đề 5: Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 6: Sơ đồ quy trình xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản 

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

5 Bình luận

  1. Mình muốn hỏi rõ thêm trường hợp này ạ. Ví dụ cơ quan chuyên môn A lập Biên bản VPHC nhưng không có thẩm quyền xử phạt mà cơ quan cấp trên của cơ quan A mới có thẩm quyền xử phạt. Như vậy thì sau khi lập Biên bản cơ quan A chuyển hồ sơ lên cơ quan cấp trên của mình ra Quyết định xử phạt hay chuyển hồ sơ cho chính quyền địa phương xử phạt ạ?
    Cảm ơn Trang Tin Pháp Luật!

    • Chuyển cho cơ quan nào cũng được bạn nhé, vì theo Khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính thì “trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện”. Do đó, nếu bạn chuyển cho chính quyền địa phương thì chính quyền địa phương là người thụ lý đầu tiên và ra quyết định xử phạt

  2. Mình muốn hỏi một người vi phạm hành chính cùng lúc 2 hành vi. Tuy nhiên, một hành vi thuộc thẩm quyền của bên A công hành vi kia không thuộc quyền xử lý thì phải làm như thế nào ạ. Cảm ơn!

    • Trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính cả 2 hành vi, sau đó căn cứ vào khoản 4 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính để chuyển toàn bộ hồ sơ (cả 2 hành vi) cho người có thẩm quyền để xử phạt cả 2 hành vi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *