Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép: Trường hợp nào được cấp giấy

Em có câu hỏi mong anh giải đáp: Hành vi chuyển mục đích trái phép từ đất nông nghiệp sang đất ở tại nông thôn (xây nhà ở). Trong đó biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm b Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được sửa đổi tại Khoản 3  Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP như sau:

 “Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP”

 Như vậy có phải là trường hợp nếu vị trí vi phạm trong Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện là đất ở thì người vi phạm được phép chuyển mục đích lên đất ở để khắc phục hậu quả, chứ không cần trả lại hiện trạng ban đầu. Mong luật sư giải thích rõ nội dung biên pháp khắc phục hậu quả nêu trên giúp em. Tại e không thấy nội dung nào để là cho phép đi chuyển mục đích.

Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất: Trường hợp nào được cấp giấy?
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất: Trường hợp nào được cấp giấy?

Trangtinphapluat.com trả lời như sau:

1. Quy định  vể chuyển mục đích sử dụng đất

Các trường hợp chuyển mục đích phải xin phép

Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 thì  Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”

Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai thì hành vi Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

“a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.”

Như vậy, theo Điều 57 Luật Đất đai thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là đất ở thuộc trường hợp phải xin phép. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt từ 3 đến 200 triệu tùy vào diện tích vi phạm (đối với đô thị thì phạt tối đa 400 triệu), buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”

2. Buộc đăng ký đất đai nếu phù hợp

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP thì trường hợp tự ý chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà thuộc trường hợp khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì buộc người vi phạm phải đăng ký đất đai, cụ thể:

“3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:

a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Đăng ký biến động nếu thay đổi mục đích sử dụng đất

Theo quy định tại điểm đ khoản 4 ĐIều 95 Luật Đất đai 2013 thì  Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, căn cứ vào Điều 95 Luật Đất đai 2013, khoản 3 Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì trường hợp tổ chức, cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ mục đích sử dụng nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (nhà ở) mà không thuộc trường hợp phải thu hồi đất theo ĐIều 61, 62 Luật Đất đai thì sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đăng ký đất đai theo mục đích đang sử dụng chứ không buộc trả lại hiện trạng ban đầu hay tạm thời sử dụng đất.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *