Sơ đồ hóa quy trình xử phạt vi phạm hành chính được biên soạn theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản khác có liên quan.
1. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính
a) Lập biên bản vi phạm hành chính
+ Biên bản vi phạm hành chính là một trong những văn bản đầu tiên của quá trình xử lý vi phạm hành chính, có ý nghĩa quan trọng quyết định đến việc xử phạt vi phạm hành chính sau này. Chính vì vậy, người phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đúng hành vi và đúng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan đến hành vi vi phạm.
+ Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
+ Biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo mẫu của Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xem chuyên đề 1: Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Xem chuyên đề 2: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Xem chuyên đề 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Xem chuyên đề 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cập nhật năm 2019
Xem chuyên đề 5: Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Xem chuyên đề 6: Sơ đồ quy trình xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
b) Ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính
+ Sau khi lâp biên bản vi phạm hành chính, tùy tính chất phức tạp của vụ việc, mức độ vi phạm của hành vi vi phạm hành chính mà người lập biên bản trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong vòng 7 ngày làm việc, 10 ngày làm việc hay 01 tháng hoặc 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
+ Trường hợp hồ sơ xử phạt chưa đảm bảo để xử phạt như chưa rõ đối tượng vi phạm, chưa rõ hành vi…thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền xác minh tình tiết vi phạm hành chính để làm cơ sở cho việc ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
+ Trường hợp hết thời hạn hoặc thời hiệu ban hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà ban hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc buộc khắc phục hậu quả nếu Nghị định xử phạt vi phạm hành chính có quy định.
+ Việc gửi quyết định xử phạt sau khi được người có thẩm quyền ban hành cũng là vấn đề hết sức quan trọng, quyết định phải được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Nếu gửi trực tiếp thì phải gửi theo nơi thường trú trong quyết định, biên bản vi phạm hành chính (không phải gửi tại nơi xảy ra vi phạm). Trường hợp gửi qua đường bưu điện thì ngoài bì phải ghi rõ nội dung, số quyết định xử lý vi phạm hành chính…
(Các sai sót thường gặp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính cần biết)
c) Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý VPHC
Cơ quan, người có trách nhiệm được giao thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thường xuyên theo dõi việc chấp hành hình thức phạt chính, phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định. Nếu quá thời gian được ghi trong quyết định xử phạt mà cá nhân/tổ chức vẫn không thi hành hoặc thi hành chỉ một phần (thi hành hình phạt chính hoặc chỉ thi hành hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả) thì tham mưu người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế các nội dung quyết định chưa được thi hành.
Mẫu Quyết định cưỡng chế thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Sơ đồ hóa quy trình xử phạt vi phạm hành chính
Trangtinphapluat.com sơ đồ hóa quy trình xử phạt vi phạm hành chính trường hợp có lập biên bản vi phạm hành chính để bạn đọc tham khảo, áp dụng:(Lưu ý: Về thời hạn ban hành quyết định xử phạt trong vòng 7 ngày làm việc, 10 ngày làm việc hay 01 tháng hoặc 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và Nghị định 118/2021/NĐ-CP)
(Slide Bài giảng luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất 2023)
rubi