Hiện nay trong các văn bản pháp luật trangtinphapluat.com chưa tìm thấy khái niệm về đất khai hoang, tuy nhiên từ khi có Luật Đất đai năm 1987 đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2013 và Luật Đất đai 2024 đều có quy định liên quan đến đất khai hoang như: khuyến khích khai hoang, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc khai hoang, xây dựng kế hoạch sử dụng đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất liên quan đến đất khai hoang.
Để cho bạn đọc nắm rõ hơn các quy định của pháp luật về đất khai hoang, trangtinphapluat.com tổng hợp giới thiệu tới bạn đọc quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành từ năm 1987 đến năm 2024 và một số vướng mắc khi áp dụng.
Quy định về đất khai hoang
1. Luật Đất đai 1987
Theo quy định tại Điều 2, Luật Đất đai 1987 thì: Nhà nước khuyến khích đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào việc: Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống đồi núi trọc để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;
2. Luật Đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn
Tại Điều 5, Luật Đất đai 1993 quy định: Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào các việc sau đây: Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;
Tại Điều 44 quy định: Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.
Tại khoản 2 ĐIều 12 Nghị định 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy định: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm: Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và mục đích khác.
3. Luật Đất đai 2003 và văn bản thi hành
+ Luật 2003 quy định về đất khai hoang như sau:
Điều 12. Khuyến khích đầu tư vào đất đai
Khai hoang, phục hoá, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng;
Điều 23. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào các mục đích;
Điều 72. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Điều 104. Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
+ Nghị định 181/2004 thi hành Luật Đất đai 2023 quy định về đất khai hoang như sau:
Điều 96. Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt
Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất chưa sử dụng tại vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng íít dân cho đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị thanh niên xung phong, tổ chức kinh tế để khai hoang đưa vào sử dụng.
Điều 97. Đất tự khai hoang, đất chưa sử dụng bị bao chiếm
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, không có tranh chấp, sử dụng đất có hiệu quả thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 70 của Luật Đất đai; trường hợp vượt hạn mức thì được tính thêm hạn mức quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đất đaivà khoản 4 Điều 69 của Nghị định này; nếu vượt hạn mức đã tính thêm thì phải chuyển sang thuê đất đối với diện tích vượt hạn mức. Tất cả các trường hợp nêu tại khoản này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 50 của Luật Đất đai.
Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này.
Tổ chức đang sử dụng đất phi nông nghiệp do tự khai hoang thì việc công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của Nghị định này.
Trường hợp đất chưa sử dụng bị bao chiếm nhưng không đầu tư cải tạo để đưa vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất.
+ Thông tư 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, biển, đất có mặt nước ven biển do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển do tự khai hoang, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì phải chuyển sang thuê đất với thời hạn không quá năm (05) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành; hết thời hạn thuê đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu diện tích đo đạc thực tế với số liệu diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trường hợp số liệu đo đạc thực tế theo đúng quy phạm kỹ thuật về đo đạc địa chính mà diện tích thửa đất lớn hơn diện tích đã ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì giải quyết theo quy định sau:
Trường hợp ranh giới thửa đất hiện nay có thay đổi so với thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất mà diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận diện tích nhiều hơn là do khai hoang hoặc nhận chuyển quyền của người sử dụng đất trước đó, đất đã được sử dụng ổn định và không có tranh chấp thì Giấy chứng nhận được cấp cho toàn bộ diện tích đo đạc thực tế của thửa đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với phần diện tích chênh lệch theo quy định của pháp luật về đất đai;
4. Luật Đất đai 2013 và văn bản thi hành
+ Luật Đất đai 2013 quy định về đất khai hoang như sau:
Khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2013: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Điều 132. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích
Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Khoản 1 Điều 165 : Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch đầu tư, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
Khoản 4 Điều 22 Nghị định 43/2014:Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
Điều 59. Biện pháp đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đối với vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng nhiều đất nhưng ít dân, vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn để thực hiện kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sử dụng nguồn kinh phí thu được từ nguồn thu khi cho phép chuyển mục đích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích khác và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phục vụ việc khai hoang, cải tạo, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.
5. Luật Đất đai 2024
Khoản 4 Điều 139 Luật Đất đai 2014 quy định: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hạn mức giao đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước.
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 2
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 3
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 4
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 5
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 6
Tóm lại, căn cứ vào các quy định từ Luật Đất đai 1987 đến Luật Đất đai 2024 có thể hiểu đất khai hoang thuộc nhóm đất chưa sử dụng theo phân loại đất của Luật Đất đai, Và từ năm 1987 đến Luật đất đai 2013 thì Nhà nước đều khuyến khích việc khai hoang theo kế hoạch sử dụng đất để đưa đất khai hoang vào sử dụng, nhưng đến Luật Đất đai 2024 thì đã bỏ quy định khuyến khích khai hoang. Như vậy, từ ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thì việc tự ý sử dụng đất sẽ là hành vi lấn, chiếm đất đai.
Hiện nay, do chưa có khái niệm về đất khai hoang nên việc hiểu và xác nhận nguồn gốc đất khai hoang và đất lấn, chiếm còn chưa thống nhất. Một số ý kiến cho rằng việc sử dụng đất khai hoang (đất chưa sử dụng) thì đều thuộc trường hợp lấn, chiếm đất và phải bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đối với những trường hợp sử dụng đất chưa sử dụng (gọi là đất khai hoang) mà trước ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực (ngày 05/01/2020) thì được xác định là đất khai hoang, vì trước Nghị định 91 không có quy định về xử phạt về lấn, chiếm đất chưa sử dụng nên có thể hiểu là nhà nước khuyến khích sử dụng. Còn việc sử dụng đất chưa sử dụng từ sau ngày 05/01/2020 thì không thể gọi là khai hoang đất đai mà phải xử phạt hành vi lấn, chiếm đất.
Trangtinphapluat.com rất mong muốn nhận được ý kiến của bạn đọc. Vui lòng để ý kiến ở mục bình luận bên dưới bài viết.
Rubi