Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 so với Luật Đất đai năm 2013.
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 1
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 3
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 4
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 5
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 6
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 7
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 8
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 9
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 10
- So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 và Luật Đất đai 2013 – Phần 11
1. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai
Luật Đất đai 2013 chỉ quy định Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về đất đai; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…Đến Luật Đất đai 2024 thì bổ sung thêm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, nghị quyết về đất đai.
Đối với Chính phủ, HĐND, UBND các cấp Luật Đất đai 2024 kế thừa các quy định của Luật Đất đai 2013.
2. Trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
Cơ bản Luật Đất đai năm 2024 giống Luật Đất đai 2013 về quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như: Cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp đủ điều kiện; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm…
Luật 2024 còn bổ sung thêm trách nhiệm của Nhà nước trong việc: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật cho người sử dụng đất trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính về đất đai, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
3. Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai năm 2014 đã quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số như:
+ Có chính sách hỗ trợ đất đai lần đầu cho cá nhân là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng để bảo đảm ổn định cuộc sống…
+ Quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh về ban hành chính sách của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
4. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
Luật Đất đai 2024 kế thừa các quy định của Luật Đất đai 2013 về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất, đó là:
+ Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
+ Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong quản lý và sử dụng đất đai
Đây là quy định mới của Luật Đất đai năm 2024 trên cơ sở kế thừa một số quy định của Luật Đất đai 2013. Theo đó, Mặt trận các cấp bên cạnh các trách nhiệm mà Luật Đất đai 2013 đã quy định như tham gia hòa giải tranh chấp đất đai, giám sát quản lý, sử dụng đất đai, tuyên truyền vận động trong trường hợp người có đất bị thu hồi không phối hợp trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Luật Đất đai 2024 còn bổ sung trách nhiệm của mặt trật tổ quốc và các tổ chức thành viên mặt trận trong việc:
+ Tham gia ý kiến về trường hợp thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất;
+ Tham gia ý kiến, giám sát quá trình xây dựng bảng giá đất và thực hiện bảng giá đất;
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai tới Nhân dân, vận động Nhân dân thực hiện và chấp hành tốt chính sách, pháp luật về đất đai.
6. Về quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất đai
Luật Đất đai 2013 chỉ quy định về giám sát của công dân đối với quản lý, sử dụng đất đai, không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất đai như Luật 2024.
+ Luật 2024 đã quy định một số quyền và nghĩa vụ của công dân như: Tham gia quản lý nhà nước, góp ý, thảo luận và kiến nghị, phản ánh với cơ quan nhà nước về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Quyền về bình đẳng, bình đẳng giới trong quản lý, sử dụng đất đai…
+ Luật Đất đai 2024 cũng quy định 03 Nghĩa vụ của công dân đối với đất đai, gồm:
. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đất đai.
. Giữ gìn, bảo vệ và phát triển tài nguyên đất.
. Tôn trọng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác.
7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
7.1. Quyền chung của người sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 quy định 7 quyền chung của người sử dụng đất. Luật 2024, cơ bản kế thừa các quyền chung của người sử dụng đất của Luật 2013, tuy nhiên có bổ sung, làm rõ thêm một số quyền như:
+ Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Được hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7.2. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Cơ bản Luật Đất đai 2024 kế thừa Luật Đất đai 2013, theo đó Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực trừ trường hợp:
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
7.3. Quyền đối với thửa đất liền kề
Luật Đất đai 2024 quy định: Quyền đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; lắp đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
Việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự; đồng thời phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 133 của Luật này đối với trường hợp quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác.
So với Luật 2013 thì Luật đất đai 2024 chỉ bắt buộc thực hiện đăng ký đối với một số trường hợp quyền về lối đi; cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước trong canh tác chứ không phải tất cả các trường hợp như Luật Đất đai 2013
7.4. Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất
Luật Đất đai 2013 quy định tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất được lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Trường hợp đang thuê đất trả tiền hằng năm thì có thể chuyên sang trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Luật Đất đai năm 2024 quy định theo hướng cho thuê đất trả tiền hằng năm.
7.5. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Luật Đất đai năm 2024 kế thừa Luật 2013 quy định nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, đồng thời bổ sung thêm nghĩa vụ như: Thực hiện cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.
Luật 2024 bỏ một số nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định trong Luật 2013 như: Giao lại đất khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng. Không làm tổn hại đến tài sản của người sử dụng đất có liên quan.
Còn tiếp