Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc slide bài giảng Nghị định 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Phần 1. Căn cứ biên soạn
1.Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020
2.Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
Phần 2. Nội dung slide bài giảng
Bài giảng gồm 100 slide nội dung tập trung vào các quy định của Nghị định 118/2021/NĐ-CP và Nghị định 68/2025/NĐ-CP như:
+ Về tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính; hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư bị xử phạt vi phạm hành chính…
+ Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính:
Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Thẩm quyền, thủ tục và biểu mẫu trong xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xem xét, xử lý hành vi vi phạm
+ Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng
+ Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:
– Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó;
– Nếu có 01 tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể được xác định trong khoảng từ trên mức tối thiểu đến dưới mức trung bình của khung tiền phạt; trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt;
– Nếu có 01 tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt cụ thể được xác định trong khoảng từ trên mức trung bình đến dưới mức tối đa của khung tiền phạt; trong trường hợp có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt;
– Nếu vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì giảm trừ một tình tiết tăng nặng với một tình tiết giảm nhẹ;
+ Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính

+ Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
– Đối với hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý hoặc trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện hoặc trường hợp cần thiết khác thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có trách nhiệm lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc;
– Biên bản làm việc hoặc các biên bản, tài liệu ghi nhận vi phạm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, thực hiện hoạt động quản lý nhà nước hoặc tiến hành tố tụng là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;
Hướng dẫn ghi biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 68/2025/NĐ-CP
– Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính
+Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính
+ Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính
+ Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
+ Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành
+ Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ.
Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải slide bài giảng Nghị định 68/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.