Quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng

Quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng theo Nghị định 166/2013/NĐ-Cp về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện như sau:

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản

Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam

2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng 

– Cung cấp các thông tin bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại tổ chức tín dụng của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

– Giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng
Quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng

– Trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không yêu cầu tổ chức tín dụng nơi mình mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản thì tổ chức tín dụng thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.

– Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để khấu trừ thì tổ chức tín dụng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này.

(Vì sao Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính có 2 thời gian thực hiện?)

– Nếu trong tài khoản của cá nhân, tổ chức còn số dư mà tổ chức tín dụng không thực hiện việc trích chuyển tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế khấu trừ của người có thẩm quyền thì tổ chức tín dụng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Và tại điểm c Khoản 2 Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức đó số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp thì tổ chức tín dụng vẫn phải giữ lại và trích chuyển số tiền đó. Trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trích chuyển, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của họ.

Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền cưỡng chế có quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Và tổ chức tín dụng có nghĩa vụ cung cấp thông tin và phối hợp trong việc khấu trừ tiền từ tài khoản.

Quy định về cưỡng chế khấu trừ tài khoản ngân hàng
Quy định về cưỡng chế khấu trừ tài khoản ngân hàng

3. Ai được quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản để khấu trừ tiền?

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 166/2013/NĐ-Cp thì: Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản thì đề nghị người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin. Người được cung cấp thông tin có trách nhiệm bảo mật những thông tin được cung cấp.

XEM các bài viết liên quan đến Cưỡng chế

– Tại Khoản 3 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng thì: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

–  Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP  Về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì “Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng. Và Theo ĐIều 10 của  Nghị định số 117/2018/NĐ-CP  thì quy định cụ thể thẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng:

+ Lãnh đạo các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan thanh tra chuyên ngành, thành viên đoàn thanh tra theo quy định pháp luật về thanh tra;

+ Lãnh đạo kiểm toán nhà nước…

+ Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

+ Lãnh đạo Tòa án, thẩm phán, thẩm tra viên…

+ Lãnh đạo cơ quan điều tra…

+ Cá nhân khác của cơ quan nhà nước được pháp luật có liên quan quy định thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng.

Người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin
Người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin

4. Quy định về cung cấp thông tin khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Nghị định số 117/2018/NĐ-CP  cũng quy định cụ thể việc cung cấp thông tin khách hàng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, cụ thể:

 Khi cần thông tin khách hàng, cơ quan nhà nước gửi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, với các nội dung:

4.1. Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin

+ Căn cứ pháp lý cụ thể quy định thẩm quyền được yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng;

+ Lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, trong đó nêu rõ mối liên quan của khách hàng với mục đích yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng;

+ Nội dung, phạm vi thông tin khách hàng, thời hạn cung cấp;

+ Hình thức yêu cầu, cung cấp thông tin khách hàng; hình thức văn bản yêu cầu cung cấp thông tin (bản sao, bản in, bản mềm và các hình thức khác theo quy định của pháp luật);

(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)

+ Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước  hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại của người đại diện nhận thông tin khách hàng đối với trường hợp cung cấp thông tin theo phương thức  trực tiếp.

Những trường hợp ngân hàng phải cung cấp thông tin khách hàng
Những trường hợp ngân hàng phải cung cấp thông tin khách hàng

– Khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước thực hiện:

+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đầy đủ thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cung cấp thông tin;

+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin chưa đầy đủ thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp đủ hồ sơ + Trường hợp từ chối thông tin hoặc cung cấp thông tin chậm do nguyên nhân bất khả kháng thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối hoặc chậm cung cấp thông tin.

4.2. Tài liệu do cấp có thẩm quyền ban hành và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan để chứng minh lý do, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng (quyết định thanh tra, quyết định kiểm tra, quyết định kiểm toán, quyết định khởi t, bản án, quyết định thi hành án, quyết định truy tố, quyết định cưỡng chế, quyết định xử phạt vi phạm hoặc văn bản tương đương khác).

4.3. Thời hạn cung cấp thông tin khách hàng

– Trường hợp pháp luật có liên quan quy định cụ thể về thời hạn cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước thì thời hạn cung cấp thông tin là thời hạn quy định tại pháp luật liên quan đó kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

– Trường hợp pháp luật có liên quan không quy định cụ thể về thời hạn cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước thì thời hạn cung cấp thông tin thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và cơ quan nhà nước hoặc theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng tối đa không quá thời gian sau:

+ 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đối với trường hợp thông tin khách hàng đơn giản, có sẵn.

+ 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng đối với trường hợp thông tin khách hàng phức tạp, không có sẵn

Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 166/2013/NĐ-CP chưa quy định cụ thể thời gian về việc yêu cầu các tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng, do đó áp dụng theo quy định của Nghị định 117/2018/NĐ-CP.

5. Trường hợp các tổ chức tín dụng không cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, thì:

+Tại khoản 3 Điều 48 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử cho Đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền.

+ Tại Điểm b Khoản 6 Điều 47 Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi Không thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền.

Tải mẫu kế hoạch cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính

Trên đây là tổng hợp các Quy định về cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Các thông tin này sẽ rất hữu ích trong quá trình cưỡng chế thi hành phạt tiền trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *