Trong quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính có 02 điều quy định về thời gian thực hiện quyết định cưỡng chế; thời gian thực hiện tại 2 điều lại khác nhau. Vậy, thực hiện thời gian cưỡng chế như thế nào cho đúng pháp luật (trangtinphapluat.com đã cập nhật nội dung mới của Nghị định 118/2021/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 97 ở cuối bài viết).
Thời gian thực hiện quyết định cưỡng chế
Theo mẫu số 10 hướng dẫn về cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì tại Điều 2 có ghi thời gian thực hiện cưỡng chế là ….ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Thời gian tổ chức thực hiện cưỡng chế theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ vềcưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời gian đó.
(Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
Như vậy, thời hạn tại Điều 2 của quyết định cưỡng chế theo mẫu 10 Nghị định 97/2017/NĐ-CP là thời gian để người có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc cưỡng chế (tháo dỡ công trình xây dựng không phép, trái phép; buộc khôi phục tình trạng ban đầu…).
Thời gian tự thực hiện cưỡng chế
Tại Điều 4 của Quyết định cưỡng chế theo mẫu số 10 Nghị định 97/2017/NĐ-CP có đoạn Trong thời hạn….ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, ông/bà (tổ chức) không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời gian tại Điều 4 là thời gian để người bị cưỡng chế tự thực hiện.
Thực hiện cưỡng chế phát sinh vưỡng mắc về thời gian thực hiện tại Điều 2 và Điều 4, cụ thể: Có trường hợp trong quyết định cưỡng chế tại Điều 2 ghi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, tại Điều 4 ghi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Giả dụ ngày nhận quyết định cưỡng chế là ngày 10/8/2019, vậy theo điều 2 thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 10/8/2019 thì người có thẩm quyền có quyền tổ chức cưỡng chế; và theo Điều 4 thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày 10/8/2019, người vi phạm phải tự nguyện chấp hành, nếu không chấp hành thì sau 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền mới tổ chức cưỡng chế.
(Tất cả vướng mắc trong cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính và cách giải quyết)
Vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp chưa hết 10 ngày kể từ ngày người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế theo Điều 4 của quyết định thì người có thẩm quyền có được tổ chức thực hiện cưỡng chế theo Điều 2 hay không? vì sao?
Quy định về cưỡng chế quyết định xử phạt
Tại Khoản 1 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính thì Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
(Hướng dẫn Cưỡng chế khi tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính thay đổi tên gọi)
Theo Khoản 1 Điều 73 “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó“.
Theo mẫu 02 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì tại Điều 1 của quyết định xử phạt có ghi “Thời gian thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả ….ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này”, và tại Điều 3 có ghi “Nếu quá thời hạn mà ông/bà/tổ chức không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
(Trước khi cưỡng chế phải thông báo cho người vi phạm trước mấy ngày?)
(Quy định mời về Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính)
Tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có quy định thời gian cho cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Cưỡng chế sau khi đã nhận được quyết định
Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính thì quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà người vi phạm không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành và theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì thời gian thực hiện trong quyết định cưỡng chế tại Điều 2 là thời gian của cơ quan/tổ chức được giao nhiệm vụ cưỡng chế. Do đó, nếu người vi phạm đã nhận được quyết định cưỡng chế thì người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cưỡng chế có quyền tổ chức thực hiện cưỡng chế mà không phải đợi hết thời hạn tự chấp hành theo Điều 4 của quyết định cưỡng chế.
(Quyết định xử phạt hành chính bị khiếu nại có được tổ chức cưỡng chế?)
(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)
Xem video hướng dẫn thời gian tổ chức cưỡng chế vi phạm hành chính
Từ ngày 01/01/2022 chỉ có 1 thời gian cưỡng chế
Những hạn chế, bất cập nêu trên của Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi trong biểu mẫu số 11 (Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả) của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, đã bỏ thời gian cho người vi phạm tự thực hiện mà chỉ quy định thời gian cho từng biện pháp buộc khắc phục hậu quả cho người có thẩm quyền thi hành quyết định cưỡng chế, cụ thể, tại khoản 4 Điều 1 của Quyết định như sau:
- Biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện và thời gian thực hiện:
a) Biện pháp: (9) Ghi cụ thể biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện.
Trường hợp cho phép lựa chọn một trong nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên nếu đáp ứng được yêu cầu hoặc điều kiện nhằm khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra thì cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cuối cùng được áp dụng (tiêu hủy).
Thời gian thực hiện: (10)…Ghi thời gian phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả <ngày/tháng>(*), kể từ ngày nhận được Quyết định này.
b) Biện pháp: (9) Ghi cụ thể biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện.
Trường hợp cho phép lựa chọn một trong nhiều biện pháp khắc phục hậu quả theo thứ tự ưu tiên nếu đáp ứng được yêu cầu hoặc điều kiện nhằm khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra thì cưỡng chế thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cuối cùng được áp dụng (tiêu hủy).
Thời gian thực hiện: (10) Ghi thời gian phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả <ngày/tháng>(*), kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Rubi.