Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì quyết định cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính được ban hành khi cá nhân,tổ chức vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Luật không quy định về thời hạn thi hành cũng như thời hạn hết hiệu lực của Quyết định cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính.
Hiệu lực của quyết định cưỡng chế
+ Theo quy định tại Điều 2a Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì: Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế được tính kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế cho đến thời điểm chấm dứt hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 74 của Luật này; quá thời hạn này thì không thi hành quyết định, cưỡng chế đó, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.
+ Và theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì: Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế là 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định cưỡng chế; trường hợp quyết định cưỡng chế có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 15 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. Như vậy, theo Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì quyết định cưỡng chế có thời hạn thi hành.
+ Theo mẫu quyết định cưỡng chế ban hành kèm theo Nghị định118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế cho phù hợp với từng biện pháp cưỡng chế.
(Vì sao Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính có 2 thời gian thực hiện?)
Như vậy, theo Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 166 và Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính nói chung là có thời hạn thi hành chứ không phải là vô thời hạn và khi hết thời hạn thì không thi hành, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải cưỡng chế tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó.
Khi thực hiện xong việc cưỡng chế
Đối với lĩnh vực thuế nói riêng thì tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC ngày 27/9/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, thì:
Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế hoặc đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt bị cưỡng chế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế hoặc nộp dần tiền thuế nợ hoặc không tính tiền chậm nộp.
(Quy định mời về Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế vi phạm hành chính)
Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước của đối tượng bị cưỡng chế hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp.
(Thi hành quyết định cưỡng chế VPHC người dân không phối hợp, xử lý thế nào?)
Theo quy định tại Khoản 3 nêu trên thì quyết định cưỡng chế về thuế chỉ hết hiệu lực khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính…và tại biểu mẫu của Thông tư 87 cũng nêu cụ thể Quyết định này chấm dứt hiệu lực kể từ ngày đối tượng bị cưỡng chế nộp đủ số tiền bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước…
Nghị định 166 và Nghị định 118 quy định chung là quyết định cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính phải ghi rõ thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế ( 15 ngày hoặc dài hơn thì phải ghi rõ) dẫn đến người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế hiểu là phải ghi rõ thời gian bằng số ngày cụ thể, nên có một số trường hợp trong thời gian ghi trong quyết định cưỡng chế vì nhiều lý do khác nhau mà quyết định cưỡng chế hết thời hạn thi hành nên không thi hành được.
Riêng lĩnh vực thuế thì Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể từng biểu mẫu và cách ghi thời gian có hiệu lực, hết hiệu lực của quyết định cưỡng chế nên rất thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện cưỡng chế.
(Mẫu kế hoạch cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)
Thiết nghĩ các bộ, ngành khi ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính cũng nên ban hành các biểu mẫu kèm theo và hướng dẫn cách ghi cụ thể để cho địa phương dễ thực hiện và áp dụng pháp luật được thống nhất.
Hướng dẫn ban hành quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính
(Quyết định xử phạt hành chính bị khiếu nại có được tổ chức cưỡng chế?)
(Cưỡng chế Tháo dỡ hay phá dỡ công trình xây dựng không phép, sai phép?)
Phương Thảo