Đã lập biên bản VPHC nhưng tiếp tục vi phạm, phạt sao cho đúng?

Trường hợp cá nhân, tổ chức đã bị người có thẩm quyền lập  biên bản VPHC (biên bản vi phạm hành chính) đang đợi ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại tiếp tục vi phạm thì xử lý như thế nào cho đúng.

Không lập 2 biên bản VPHC cho một hành vi

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần.

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Một hành vi vi phạm chỉ lập biên bản một lần

Trường hp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản VPHC nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, t chức không thực hiện yêu cu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn c ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết đnh xử phạt nhưng cá nhân, t chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm đã bị người có thẩm quyền lập biên bản VPHC mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi thì người có thẩm quyền xử phạt áp dụng biện pháp ngăn chăn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm Hành chính, gồm:

1. Tạm giữ người;

2. Áp giải người vi phạm;

3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

4. Khám người;

5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

cách lập biên bản vphc
cách lập biên bản vphc

8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính cần biết để tránh)

Và sau khi áp dụng biện pháp ngăn chặn thì ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân vi phạm, áp dụng tình tiết tăng nặng “Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó” để xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *