Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng

Bạn đọc Vien Nguyen, gửi tới trangtinphapluat.com đề nghị tư vấn Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trên lĩnh vực xây dựng, với nội dung cụ thể như sau: Hai công chức (gồm Tư pháp-Hộ Tịch; Xây dựng-môi trường) đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên đến khi người ký lập biên bản vi phạm là công chức Tư pháp- hộ tịch, Như vậy, trường hợp này là người lập biên bản không đúng thẩm quyền.

Tuy nhiên theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị Định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì vẫn thể hiện cả hai công chức cấp xã này tiến hành lập biên bản (cụ thể ở phần chúng tôi gồm:). Xin được tư vấn, trường hợp này phải giải quyết thế nào?. Xin cảm ơn!
Trangtinphapluat.com trả lời như sau (mang tính tham khảo)

Những người có thẩm quyền lập biên bản VPHC

Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ_CP của Chính phủ về sừa đổi, bổ sung Nghị định 81/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định như sau:

Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng
Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng

– Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

(Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

– Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

– Người có thẩm quyền lập biên bản mà không thẩm quyền xử phạt chỉ được lập biên bản trong phạm vi nhiệm vụ, công vụ được giao.

– Trường hợp người có thẩm quyền lập biên bản VPHC  đồng thời có thẩm quyền xử phạt thì có quyền lập biên bản kể cả hành vi không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình hoặc vượt thẩm quyền xử phạt và chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.

Căn cứ vào quy định trên và Điều 34 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai (nay là Nghị định 91/2019/NĐ-CP) thì người có thẩm quyền lập biên bản bao gồm :

Ai có thẩm quyền lập biên bản VPHC  lĩnh vực xây dựng
Công chức địa chính xây dựng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng

– Người có thẩm quyền xử phạt được quy định tại 31, 32, 33 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP;

– Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

(Phó chủ tịch UBND cấp xã có được lập biên bản vi phạm hành chính?)

Như vậy, thẩm quyền lập biên bản trong lĩnh vực đất đai thuộc về công chức địa chính xây dựng, môi trường – người được giao nhiệm vụ tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã trong việc quản lý Đt đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (Quy định tại Thông tư 06/2012/TT-BNV Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn),. Trường hợp nếu UBND cấp xã có quyết định phân công nhiệm vụ cho công chức TƯ pháp – hộ tịch thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai, xây dựng,tài nguyên và môi trường thì công chức Tư pháp – hộ tịch vẫn có quyền lập và ký biên bản.

Về việc công chức Tư pháp – hộ tịch cùng ký vào biên bản thì có phải là người lập biên bản hay không?

Việc ký vào biên bản của công chức Tư pháp – hộ tịch trong trường hợp này không phải là ký với tư cách người lập biên bản vi phạm hành chính, vì chức năng, nhiệm vụ lập biên bản vi phạm hành chính thuộc về công chức địa chính xây dựng, môi trường.

(Người vi phạm có được ghi ý kiến vào biên bản vi phạm hành chính?)

Có được hủy biên bản vi phạm hành chính?

Xử lý biên bản vi phạm hành chính lập không đúng quy định
Xử lý biên bản vi phạm hành chính lập không đúng quy định

Căn cứ vào quy định của Luật XLVPHC, Nghị định 97 và Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền lập biên bản phải là công chức địa chính xây dựng và môi trường. Do đó việc công chức tư pháp – hộ tịch lập và ký biên bản với tư cách người lập biên bản (công chức địa chính không ký) là không đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, trường hợp này không được hủy biên bản vi phạm hành chính để lập lại biên bản vi phạm hành chính mới mà tiến hành lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật xử lý vi phạm hành chính, sử dụng biểu mẫu số 15 Nghị định 97/2017/NĐ-CP. Biên bản xác minh là cơ sở để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là nội dung tư vấn của trangtinphapluat.com về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, nếu chưa rõ hoặc chưa đồng ý nội dung gì bạn vui lòng để lại lời nhắn ở phần BÌNH LUẬN bên dưới, trangtinphapluat.com sẽ nghiên cứu trả lời bổ sung.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

2 Bình luận

  1. xin hỏi luật dư
    cán bộ tư pháp phường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính tại điểm l, khoảng 3, điều 5, nghị định 167/cp vi phạm thuộc lĩnh vực về trật tự công cộng: “viết, phát tán tài liệu…. tổ chức, cá nhân”
    – nếu không thuộc thẩm quyền thì ubnd phường, bộ phận nào lập biên bản được, có phải chỉ có chủ tịch xã mới lập biên bản và ra quyết định xử phạt?
    cảm ơn luật sư

    • Nguyễn Quốc Sử

      Tại Điều 71 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:

      1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 66, 67, 68, 69 Nghị định này.

      2. Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
      Do đó thẩm quyền lập biên bản trong trường hợp này là của Công an xã, phường – người thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực an ninh trật tự; Chủ tịch UBND xã phường – người có thẩm quyền xử phạt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *