Vướng mắc thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ

Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc đăng ký giám sát việc giám hộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng Luật Hộ tịch lại không quy định thủ tục giám sát giám hộ dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hiện.

Quy định vềGiám sát việc giám hộ

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 thì giám sát việc giám hộ là:

(Xem loạt bài viết So sánh Bộ luật dân sự 2015 với Bộ luật dân sự 2005)

1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ
Thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ  giám sát việc giám hộ phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ

Luật Hộ tịch năm 2014, từ Điều 19 đến Điều 23 quy định về thủ tục đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ, đăng ký thay đổi giám hộ. Không có quy định thủ tục đăng ký giám sát việc giám hộ dẫn đến công chức Tư pháp – hộ tịch khi tiếp nhận yêu cầu đăng ký giám sát việc giám hộ không biết thực hiện như thế nào cho đúng. Từ chối thì không được, thực hiện thì Luật Hộ tịch không có quy định.

Trong tình huống này, trangtinphapluat.com cho rằng Luật Hộ tịch không quy định việc đăng ký giám sát việc giám hộ thì UBND cấp xã vẫn phải thực hiện vì Bộ luật Dân sự đã quy định trách nhiệm đăng ký.

Chứng thực chữ ký trong đơn giám sát việc giám hộ

Để có thể giải quyết yêu cầu của công dân theo Bộ luật Dân sự, đồng thời vẫn đảm bảo quy định của pháp luật khi thực hiện xác nhận đăng ký giám sát việc giám hộ thì trangtinphapluat.com cho rằng cần phải vận dụng quy định về chứng thực chữ ký trong Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, để chứng thực chữ ký trong văn bản đề nghị cử người giám sát việc giám hộ.

Thủ tục chứng thực chữ ký giám sát việc giám hộ

Theo Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như sau:

Thủ tục chứng thực chữ ký
Thủ tục chứng thực chữ ký

1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:

a) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;

b) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

Đối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.

4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

(Hướng dẫn chứng thực giấy ủy quyền)

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *