Ngày 05/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực 20/5/2024 và thay thế cho Nghị định số 42/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Xử phạt hành vi Sử dụng điện để khai thác thủy sản
Theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ thì phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000.000đ đối với hành vi tàng trữ , vận chuyển, mua bán, công cụ kích điện để khai thác thủy sản
(Hướng dẫn cách ghi biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)
Phạt đến 40 triệu khi châm chích điện từ tàu cá
Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản theo các mức phạt sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6 mét; (Đây là quy định mới của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, trước đây theo Nghị định 42 thì chỉ quy định chung tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét thì phạt tiền 10 đến 15 triệu đồng)
+ Phạt tiền từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12 mét;
+ Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
+ Phạt tiền từ 30.000.000đ đến 40.000.000đ đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
Phạt tiền từ 40.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hành vi sử dụng dòng điện trực tiếp từ điện lưới để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài việc phạt tiền thì người vi phạm còn phạt bổ sung như sau: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với các hành vi nêu ở trên. Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng.Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống.
Thẩm quyền xử phạt
Theo Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ thì có rất nhiều chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, như: Công an, Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, Chủ tịch UBND các cấp. Đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá thì mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã, do đó khi phát hiện hành vi dùng điện để châm cá thì người dân cần báo ngay tới UBND nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm để chính quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng pháp luật.
Phạt tiền thì tạm giữ giấy tờ
Theo quy định tại Điều 56 của Nghị định 38/2024/NĐ-Cp thì trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: Giấy phép văn bằng chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Phạt tịch thu tang vật thì tạm giữ tang vật
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính mà có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đưa phiên tiện vào bờ hoặc trụ sở cơ quan để giải quyết hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xem slide bài giảng Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành
Rubi
Vấn nạn này không thấy giảm. Ngay bên Campuchia họ có ý thức hơn rất nhiều. Có lẽ chế tài của họ nặng hơn?