Quy định mới về tính số lợi bất hợp pháp theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai qua hơn 1 năm triển khai thực hiện đã có một số bất cập, vướng mắc, nhất là các quy định về tính số lợi bất hợp pháp có được theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 91; vướng mắc về hành vi chiếm đất; vướng về quy định áp dụng hiệu lực trở về trước đối với tính số lợi bất hợp pháp đối với hành chuyển mục đích trước ngày Nghị định 91 có hiệu lực thi hành.

Để khắc phục các vướng mắc, bất cập trên, Chính phủ đang dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai như sau:

1. Sửa giải thích từ ngữ “chiếm đất” theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 91

 + Nghị định 91 quy định chiếm đất là: Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép

+ Theo quy định mới thì Chiếm đất là: Tự ý sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý theo quy định của pháp luật đất đai mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Nghị định số 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Quy định mới về tính số lợi bất hợp pháp theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Như vậy, trước đây Nghị định 91 chỉ đề cập đến vấn đề tự ý sử dụng đất không phân biệt là đất đó đã được nhà nước quản lý hay chưa. Theo quy định mới thì chỉ xử lý hành vi chiếm đất đối với đất đã được Nhà nước quản lý.

+ Theo Điều 22 Luật Đất đai 2013 thì Nội dung quản lý nhà nước về đất đai gồm: 

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.

7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8. Thống kê, kiểm kê đất đai.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.

10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.

11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.

14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.”

2. Sửa đổi quy định về tính số lợi bất hợp pháp

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 91 thì Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2, 3, 4 và bổ sung khoản 10 Điều 7 về việc xác định “Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định” để phù hợp với điểm d khoản 2 Điều 114 của Luật Đất đai năm 2013; quy định về xác định loại đất tại Điều 3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; bổ sung khoản 10 Điều 7 quy định rõ về thời điểm xác định nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đã xảy ra trước ngày Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành để cụ thể việc triển khai thực hiện điểm i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính”, cụ thể đã bỏ quy định về hệ số điều chỉnh giá đất khi tính số lợi bất hợp pháp:

+ Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2, 3, 4 và bổ sung khoản 10 Điều 7 như sau: “1. Trường hợp sử dụng đất sang mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và 13 của Nghị định này thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị chênh lệch của loại đất trước và sau khi vi phạm tính trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu chuyển mục đích sử dụng đất đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính). Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với giá của loại đất trước khi vi phạm) và tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (đối với giá của loại đất sau khi chuyển mục đích).  

+ Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm quy định tại Điều 14 của Nghị định này thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị của phần diện tích đất lấn, chiếm trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất lấn, chiếm đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính), tính theo giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

+ Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 91/2019/NĐ-CP cũng bổ sung quy định việc nộp số lợi bất hợp pháp theo 2 phương án như sau:

– Việc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đã xảy ra trước ngày Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ áp dụng đối với các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích; chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện; bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm không đủ điều kiện theo quy định. Việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại Nghị định này; trong đó thời gian tính số lợi bất hợp pháp phải nộp đối với các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất được tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 (ngày Nghị định số 105/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) và trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được tính từ ngày 25 tháng 12 năm 2014 (ngày Nghị định số 102/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành); trường hợp hành vi vi phạm xảy ra sau thời điểm này thì thời gian tính số lợi bất hợp pháp được tính kể từ ngày xảy ra vi phạm.”

– Việc nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đã xảy ra trước ngày Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành chỉ áp dụng đối với các hành vi mà các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về đất đai trước đây (trước Nghị định 91/2019/NĐ-CP) có quy định phải nộp số lợi bất hợp pháp. Thời gian xác định số lợi bất hợp pháp phải nộp chỉ tính từ khi Nghị định có quy định hành vi phải nộp số lợi bất hợp pháp có hiệu lực thi hành. Việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *