Quảng Nam: Hỗ trợ dân xây chòi/phòng trú bão, lũ đến năm 2025

Ngày 12/9/2021, UBND tỉnh Quảng Nam có Tờ trình số 6062/TTr-UBND Về việc thống nhất xây dựng Đề án hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, cụ thể nội dung Đề án như sau:

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a) Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Đề án khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Đề án này có hiệu lực thi hành;
– Hộ chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà;
– Hộ hiện nay phụ nữ đang làm chủ hộ; hộ dân tộc thiểu số; chủ hộ là người khuyết tật hoặc già cả, neo đơn.
b) Phạm vi áp dụng:
Các hộ gia đình được hỗ trợ phải đang cư trú tại vùng thường xuyên xảy ra bão, lụt thuộc khu vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng, buôn, bản, nóc (sau đây gọi là thôn) trực thuộc phường, thị trấn; xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam.

Đề án hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
Đề án hỗ trợ xây dựng chòi/phòng trú bão, lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025

2. Về địa điểm xây dựng nhà ở
Các hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Đề án phải thuộc diện có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và không có tranh chấp, khiếu kiện.
3. Mẫu nhà
– Chòi (gác) tránh bão, lũ (vùng ven sông): Sử dụng mẫu nhà do Sở Xây dựng ban hành. Trường hợp xây gác tránh bão, lũ thì tận dụng nhà hiện có để cải tạo;

– Phòng trú bão (vùng ven biển): Sử dụng mẫu nhà do Sở Xây dựng ban hành.
4. Về việc điều chỉnh, bổ sung phương án thiết kế mẫu nhà ở
– Các hộ gia đình phải thực hiện xây dựng nhà ở theo mẫu thiết kế nhà ở đã ban hành. Trường hợp có đề xuất thay đổi diện tích xây dựng nhà ở thì phải thực hiện theo hướng dẫn của Sở Xây dựng để bảo đảm yêu cầu về kết cấu của nhà ở;
– Sở Xây dựng hướng dẫn các hộ gia đình trong việc điều chỉnh thay đổi một số hạng mục của nhà ở như tường bao, thay đổi mái, diện tích sàn vượt lũ,… nhưng phải bảo đảm không thấp hơn diện tích xây dựng nhà ở theo quy
định và không làm ảnh hưởng đến các kết cấu chính của nhà ở.

5. Mức hỗ trợ
– Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 10 triệu đồng/nhà;
– Địa phương kết hợp từ các nguồn xã hội hoá và từ các nguồn hợp pháp khác.
6. Quy mô
– Số hộ thực hiện theo Đề án khoảng: 10.000 hộ;
– Kinh phí thực hiện dự kiến: 100,0 tỷ đồng.
7. Nội dung thực hiện
– Giai đoạn đầu ưu tiên cho nhà (phòng) tránh bão, dự kiến kinh phí khoản 30 tỷ đồng;
– UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định, lập danh sách đối tượng được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Đề án theo đúng quy định, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện cho giai đoạn 5 năm và phân chia theo
từng năm tùy vào khả năng cân đối ngân sách;

– Hằng năm, các địa phương tổng hợp, đánh giá, điều chỉnh và đề xuất khác, báo cáo UBND tỉnh xem xét.
8. Thực hiện giải ngân
Xây dựng hoàn thành phần móng nhà giải ngân lần đầu 50% vốn hỗ trợ và giải ngân 50% còn lại sau khi các hộ gia đình hoàn thành công trình nhà ở.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *