Chế độ báo cáo về điều tra hình sự được Chính phủ quy định tại Nghị định 128/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, theo đó:
1.Nguyên tắc thực hiện báo cáo về điều tra hình sự
- Tuân thủ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự và quy định tại Nghị định này.
- Bảo đảm trung thực khách quan, nhanh chóng, chính xác, kịp thời.
- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Việc soạn thảo, ban hành, quản lý, khai thác sử dụng báo cáo về điều tra hình sự phải đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và chế độ văn thư, lưu trữ.
2.HÌnh thức và phương thức gửi báo cáo về điều tra hình sự
+ Hình thức báo cáo:
Báo cáo phải được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký họ tên của người có thẩm quyền ký báo cáo, đóng dấu phát hành kèm theo dữ liệu tẹp điện tử .
+ Phương thức gửi báo cáo:
Báo cáo được gửi đến các cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau đây: Gửi bằng đường bưu điện, gửi qua fax, gửi trực tiếp, gửi qua hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điều tra hình sự dưới dạng file ảnh (định dạng pdf) hoặc dữ liệu file điện tử có chữ ký số.
3. Các loại báo cáo về điều tra hình sự
Báo cáo về điều tra hình sự gồm: Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc và báo cáo chuyên đề.
Báo cáo về điều tra hình sự phải được phân loại, xác định và đóng dấu độ mật đúng quy định và chỉ gửi đến nơi nhận được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tải toàn văn Nghị định số 128/2017/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự.
Rubi