Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Nghị định 116/2024/NĐ-CP có một số điểm mới so với Nghị định 138 và Nghị định 06 như sau:
1. Về thẩm quyền tuyển dụng công chức
Nghị định 138/2020/NĐ-CP chỉ quy định cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch và báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng, còn Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã mở rộng thẩm quyền của cơ quan tuyển dụng công chức có quyền quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng.
2. Nội dung kế hoạch thi tuyển
Cơ bản Nghị định 116 kế thừa Nghị định 138 về các nội dung trong kế hoạch thi tuyển công chức, tuy nhiên có bổ sung thêm một số nội dung như
+ Đối với Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm: Nghị định 116/2024/NĐ-CP bổ sung thêm cần xác định cụ thể vị trí việc làm được tuyển dụng chung cho nhiều cơ quan sử dụng công chức khác nhau (nếu có)
+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm, Nghị định 116/2024/NĐ-CP bổ sung thêm cần xác định cụ thể yêu cầu về thang điểm kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức (nếu có); yêu cầu về ngoại ngữ dự thi đối với từng vị trí việc làm (nếu có)
+ Trường hợp thi tuyển thì xác định cụ thể hình thức tổ chức thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.
2. Bổ sung Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển
Nghị định 116 bổ sung Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân theo quy định của cấp có thẩm quyền: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
3. Mở rộng đối tượng không được ở trong Hội đồng tuyển dụng công chức
Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã bổ sung nhiều đối tượng không được ở trong Hội đồng tuyển dụng công chức, cụ thể: Không bố trí những người có quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật; những người đã bị xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
3. Hình thức, nội dung và thời gian thi
+ Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định thi 02 vòng (vòng 1 Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung; Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành), đến Nghị định số 06/2023/NĐ-CP đã bỏ thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung mà quy định kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào đối với công chức ( Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức).
+ Nghị định 116 đã quy định lại 02 vòng thi: Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính; nội dung thi gồm 02 phần: kiến thức chung và ngoại ngữ
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành: có 2 hình thức thi: Thi viết hoặc kết hợp viết và phỏng vấn (đã bỏ hình thức thi phỏng vấn độc lập trong Nghị định 138)
+ Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định thi viết trên máy vi tính và bằng hình thức trắc nghiệm, cụ thể: Căn cứ vào đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có thể tổ chức thi viết bằng hình thức thi trên máy vi tính, đồng thời quyết định số lượng câu hỏi phù hợp, bảo đảm số lượng tối thiểu 60 câu, tối đa 120 câu (theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm). Thời gian thi tương ứng với tổng số câu hỏi, bảo đảm tối thiểu là 90 phút, tối đa là 180 phút.
+ Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định Đối với bài thi phỏng vấn: Nội dung thi phỏng vấn tập trung đánh giá về năng lực: tư duy, giao tiếp, phán đoán tình huống, học hỏi, phát triển, diễn đạt, thái độ và các năng lực khác theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi: Tối đa 30 phút.
Trường hợp thi viết với phỏng vấn thì tỷ lệ điểm của bài thi viết là 70%, của bài thi phỏng vấn là 30% (trước đây Nghị định 138 không quy định tỷ lệ điểm giữa thi viết và phỏng vấn)
4. Xác định người trúng tuyển ở vòng 2 trong trường hợp nhiều thí sinh bằng điểm nhau
Nghị định 166 đã bổ sung, làm rõ nhiều trường hợp bằng điểm ở vòng 2 để xác định người trúng tuyển, cụ thể: Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm (đã cộng điểm ưu tiên, nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn;
+ Người có số điểm của bài thi viết ở vòng 2 cao hơn trong trường hợp lựa chọn hình thức kết hợp viết và phỏng vấn;
+ Người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức và được miễn thi vòng 1;
+ Người có kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức cao hơn trong trường hợp cùng được miễn thi vòng 1;
+ Người có số câu trả lời đúng môn kiến thức chung ở vòng 1 nhiều hơn trong trường hợp cùng dự thi vòng 1.
Trường hợp vẫn chưa xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định nêu trên thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
5. Thời gian tổ chức thi vòng 1
Nghị định 138 không quy định cụ thể thời gian tổ chức thi vòng 1. Nghị định 116 quy định cụ thể: Thời gian tổ chức thi vòng 1: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển. Trường hợp quyết định kéo dài thời gian thì thời gian tổ chức thi vòng 1 chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển.
6. Quy định rõ các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự
Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định cụ thể các trường hợp được tuyển dụng vào công chức không phải thực hiện chế độ tập sự nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo và theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm;
+ Thời gian công tác làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu không liên tục thì được cộng dồn), bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này (Điều 20).
Trường hợp đáp ứng điều kiện tại điểm a khoản này nhưng chưa đủ thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này (Điều 20). thì thời gian đã công tác được tính vào thời gian tập sự. Trường hợp thời gian công tác lớn hơn thời gian tập sự thì khoảng thời gian công tác còn lại sau khi trừ đi thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này (Điều 20). được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
Đối với trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự được bổ nhiệm vào ngạch khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch và được xếp lương theo vị trí việc làm được tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật. Cấp có thẩm quyền phải cử công chức tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức được tuyển dụng.
7. Quy định rõ hơn thời gian, trình tự, thủ tục biệt phái công chức
+ Nghị định 138 và 116 đều quy định: Thời gian biệt phái công chức không quá 03 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Tuy nhiên, Nghị định 116 bổ sung quy định: Khi hết thời gian biệt phái thì cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái phải xem xét, quyết định việc kết thúc hoặc gia hạn thời gian biệt phái đối với công chức.
+ Về trình tự, thủ tục biệt phái:
Nghị định 166 bổ sung: Trước khi quyết định biệt phái công chức, cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái gặp công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Về chế độ, chính sách đối với công chức biệt phải:
Nghị định 116 đã bổ sung thêm về công chức biệt phái được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù nơi công chức biệt phái được cử đến, cụ thể: Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái; bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời gian biệt phái.
Trường hợp cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái có chế độ, chính sách đặc thù thì ngoài lương và các quyền lợi khác do cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái chi trả, công chức còn được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù do cơ quan, tổ chức nơi được cử đến biệt phái chi trả.
8. Xét nâng ngạch công chức
8.1. Nguyên tắc xét nâng ngạch công chức
Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi bổ sung nguyên tắc xét nâng ngạch công chức, cụ thể:
+ Chỉ thực hiện xét nâng ngạch lên ngạch cao hơn liền kề với ngạch đang giữ. Trường hợp đạt thành tích cao hơn so với thành tích để được xét nâng ngạch lên ngạch cao hơn liền kề thì cũng chỉ được xét nâng ngạch lên ngạch cao hơn liền kề và không được sử dụng thành tích này để xét nâng ngạch lần sau.
+ Việc xét nâng ngạch đối với công chức có thành tích trong hoạt động công vụ phải bảo đảm phù hợp với cơ cấu ngạch của cơ quan sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiêu chuẩn của thành tích đạt được phải trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ và bảo đảm bố trí công chức làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp với ngạch được xét.
+ Việc xét nâng ngạch đối với công chức được bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý phải gắn với yêu cầu của vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức phê duyệt.
8.2. Sửa đổi quy định thành tích xét nâng ngạch
Xét nâng ngạch từ ngạch nhân viên hoặc tương đương lên ngạch cán sự hoặc tương đương; từ ngạch cán sự hoặc tương đương lên ngạch chuyên viên hoặc tương đương: Nghị định 138 quy định phải được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 116 quy định chỉ cần Được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên. Quy định này tạo thuận lợi cho công chức khi được xét nâng ngạch.
8.3. Ưu tiên trong xét nâng ngạch công chức
Nghị định 116 bổ sung quy định
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có số lượng công chức đủ điều kiện xét nâng ngạch do có thành tích trong hoạt động công vụ nhiều hơn so với cơ cấu ngạch công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc xác định công chức được xét nâng ngạch thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Công chức có thành tích khen thưởng cao hơn; trường hợp bằng nhau thì xét công chức có nhiều thành tích khen thưởng hơn trong thời gian giữ ngạch;
+ Công chức có thành tích thi đua cao hơn; trường hợp bằng nhau thì xét công chức có nhiều thành tích thi đua hơn trong thời gian giữ ngạch;
+ Công chức là nữ;
+ Công chức là người dân tộc thiểu số;
+ Công chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
+ Công chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Trường hợp vẫn không xác định được người được xét nâng ngạch thì cấp có thẩm quyền quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm ngạch xem xét, quyết định.
9. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm
Cơ bản Nghị định 116 kế thừa Nghị định 138 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, tuy nhiên có bổ sung thêm một số tiêu chuẩn, điều kiện như:
+ Có thời gian giữ chức vụ, chức danh đảm nhiệm hoặc chức vụ, chức danh tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương) hoặc bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực theo tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Công chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm (Nghị định 138 quy định phải trọn nhiệm kỳ 5 năm)
10. Bố trí công chức sau luân chuyển
Đây là quy định mới của Nghị định 116, theo đó việc bố trí công chức sau luân chuyển được quy định như sau:
+ Việc xem xét bố trí, phân công công chức sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả công tác, năng lực, sở trường của công chức luân chuyển gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
+ Trường hợp công chức luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở địa phương, cơ quan nơi đến thì không còn xem là công chức luân chuyển theo quy định.
11. Bổ sung thêm 02 trường hợp Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
Nghị định 166 kế thừa Nghị định 138 quy định các trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý từ chức, đồng thời bổ sung thêm 02 trường hợp từ chức:
+ Để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
+ Có trên 50% nhưng không quá 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền.
12. Bổ sung một số trường hợp miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo
Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã bổ sung một số trường hợp xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý:
+ Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của cấp có thẩm quyền;
+ Có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đang công tác;
+ Công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu để cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng;
13. Tạm đình chỉ công tác đối với công chức
Đây là quy định mới của Nghị định 116, theo đó Công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác trong các trường hợp sau:
+ Có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân;
+ Có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ;
+ Cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý hoặc nếu để tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật;
+ Đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
14. Sửa đổi quy định tiếp nhận công chức cấp huyện trở lên
Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác, thì phải thực hiện thủ tục tiếp nhận vào công chức thông qua Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Nghị định 166/2024/NĐ-CP đã sửa đổi: Trường hợp cán bộ, công chức cấp huyện trở lên được điều động, luân chuyển về làm cán bộ, công chức cấp xã thì căn cứ vào yêu cầu công tác, cấp có thẩm quyền quyết định điều động về làm cán bộ, công chức cấp huyện trở lên mà không thực hiện theo thủ tục tiếp nhận công chức.
ru bi