À Ra Thế kỳ 7: Cạnh tranh buôn bán, dùng xe chắn quán

(PL)- Tình huống kỳ 7: Hai quán cháo lòng A và C nằm đối diện nhau trên cùng một con đường.

Xin mời bạn đọc hãy tra cứu quy định để xem anh A có quyền đậu xe như vậy không và nhớ dự đoán số người có đáp án đúng nhé.

Bạn đọc tham gia dự thi bằng cách: Trả lời trực tiếp trên http://plo.vn/a-ra-the.html hoặc gửi đáp án về hộp thư arathe2016@phapluattp.vn hoặc gửi qua bưu điện: À Ra Thế – báo Pháp Luật TP.HCM, 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM”.

BAN TỔ CHỨC

Nguồn:plo

TRANGTINPHAPLUAT.COM GỢI Ý TRẢ LỜI NHƯ SAU (Mang tính chất tham khảo):

Theo Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định  Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Căn cứ vào quy định trên thì hành vi đỗ xe của A trước quán của C không thuộc trường hợp cấm đỗ nên không vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, hành vi đỗ xe của A là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh theo Khoản 5 Điều 39 của Luật Cạnh tranh 2004. Theo Khỏan Điều 44 của Luật Cạnh tranh 2004 thì: Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó (doanh nghiệp gồm tổ chức và cá nhân kinh doanh – Điều 2 Luật Cạnh tranh).

Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh
Xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Và  Điều 32 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh  thì Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ bị xử phạt:
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường;
b) Hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
3. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định này.

Căn cứ vào Luật Cạnh tranh thì việc anh A dùng xe tải đậu trước quán cháo lòng C là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cản trở hoạt động kinh doanh của quán cháo lòng C, do đó hành vi này sẽ bị xử lý theo Nghị định 71.

Tóm lại, hành vi đỗ xe của anh A theo Luật Giao thông đường bộ là không vi phạm nhưng nội dung tình huống thì anh A không phải đỗ xe để bốc vác hàng hóa hay nghỉ ngơi mà nhằm mục đích cản trở hoạt động kinh doanh của quán cháo lòng C. Do đó hành vi đỗ xe của anh A bị điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh năm 2004, hành vi đó là vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Do đó, A không có quyền đậu xe như vây.

Đáp án kỳ 6: Vào đường cong không cần bật xi nhan!

(PL)- Xuất phát từ sự việc có thật được bác tài Lê Quang Hiển gửi về, tình huống của À Ra Thế kỳ 6 đã nhận được sự tham gia tích cực của quý bạn đọc gần xa. Hôm nay À Ra Thế sẽ công bố đáp án cho tình huống này.

Luật Giao thông đường bộ 2008 (LGTĐB 2008) và các văn bản hướng dẫn đã quy định rất rõ, khi người điều khiển phương tiện muốn chuyển hướng hoặc chuyển làn đường đều phải thực hiện một số động tác bắt buộc: giảm tốc độ, có tín hiệu xin chuyển hướng, chuyển làn (khoản 1 Điều 13 và khoản 1 Điều 15 LGTĐB 2008). Như vậy, để trả lời cho tình huống của kỳ 6, quý bạn đọc cần đưa ra những căn cứ để xác định phương tiện đi vào đường cong có phải là đang “chuyển hướng, chuyển làn đường” hay không. Nếu xem đường cong là “chuyển hướng, chuyển làn đường” thì CSGT xử phạt đúng. Còn ngược lại, CSGT không được phạt anh A.

Ảnh minh họa cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người vi phạm. Ảnh: HTD

Thật ra, với các quy định của LGTĐB 2008 và các văn bản hướng dẫn trước đây như Nghị định 146/2007, Nghị định 171/2013,… chưa có sự phân định rõ ràng giữa đường cong với “chuyển hướng, chuyển làn đường” nên đã dẫn đến sự tranh cãi trong việc xử phạt khi gặp tình huống trên. Thậm chí đến đầu năm 2015, Đại tá Trần Thanh Trà, lúc đó đang là trưởng Phòng CSGT đường sắt – đường bộ (PC67) Công an TP.HCM, đã phải ký văn bản gửi cho lực lượng CSGT đường bộ trên địa bàn TP.HCM, yêu cầu không được xử phạt người điều khiển phương tiện khi vào đường cong không bật tín hiệu. Văn bản này đã chấm dứt tình trạng người điều khiển phương tiện bị xử phạt khi đi vào đường cong trên địa bàn TP.HCM mà không bật tín hiệu. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là văn bản mang tính chất cục bộ địa phương. Vẫn còn nhiều địa phương khác xử phạt người điều khiển phương tiện với lỗi trên.

Đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 1-8-2016) thì vấn đề trên đã được cụ thể hóa tại điểm c khoản 3 Điều 5 về việc xử phạt người điều khiển ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Quy định này rất rõ ràng: “Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theohướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức)”.

Như vậy, với Nghị định 46/2016/NĐ-CP, tình huống pháp luật của À Ra Thế kỳ 6 đã có căn cứ rất cụ thể để giải đáp cho quý bạn đọc. Do đây là quy định mới, không phải ai cũng có thể cập nhật kịp thời nên qua việc tham gia sân chơi cùng À Ra Thế, quý bạn đọc có thể mạnh dạn vận dụng quy định này của Nghị định 46/2016/NĐ-CP để trình bày với lực CSGT nếu lỡ may bị thổi phạt trong tình huống trên.

Đáp án của À Ra Thế kỳ 6: Anh CSGT xử phạt như vậy là sai.

À Ra Thế xin chúc mừng những bạn đọc có đáp án trùng với đáp án trên. Với tinh thần “Không được giải cũng được luật”, những bạn đọc có đáp án đúng hãy tiếp tục giải đố với tình huống của À Ra Thế kỳ 7 nhé.

BAN TỔ CHỨC

Nguồn:plo.vn

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *