Được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2017, với tỷ lệ 410/442 đại biểu Quốc hội phiếu tán thành, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, theo đó: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật này sẽ được hỗ trợ như sau:
– Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;
– Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp, phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu và các khoản phí, lệ phí đăng ký đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện;
– Được miễn lệ phí môn bài, tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;
– Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 12/6/2017, với 88,19% số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, theo đó quy định việc quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
– Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
– Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
– Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Chính phủ quy định:
+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện;
+ Phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục;
+ Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
– Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 16/6/2017, với 397/403 ĐBQH biểu quyết tán thành, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018, theo đó, dành 01 Chương để quy định về các vấn đề liên quan đến đường sắt trên cao, đơn cử như:
– Yêu cầu chung đối với đường sắt tốc độ cao (Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác; Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn…).
– Chính sách phát triển đường sắt tốc độ cao (Tập trung phát triển đường sắt tốc độ cao kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội…).
– Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt tốc độ cao (bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ…).
– Quản lý, khai thác, bảo trì đường sắt tốc độ cao.
– Quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2017, với 93,28% số ĐBQH tán thành và có hiệu lực 01/7/2018, theo đó quy định về việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
– Hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng;
(Luật hiện hành 2006 chỉ yêu cầu các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên là tổ chức khi có nhu cầu đăng ký hợp đồng)
– Ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (không còn quy định trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt).
Ngoài ra, hợp đồng chuyển giao thuộc một trong các trường hợp sau phải đăng ký với cơ quan nhà nước (trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao):
– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;
– Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn hoặc NSNN, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2017, với 457/459 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, theo đó tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ phải thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Luật thủy lợi 2017 còn đề cập đến nhiều nội dung quan trọng khác, như là:
– Hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.
– Sửa đổi quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước tại Khoản 1 Điều 73 của Luật Tài nguyên nước 2012.
– Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày 01/7/2018 mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
Được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017, với 438 phiếu tán thành, chiếm 89,21% tổng số đại biểu Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, theo đó Luật quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có quy định nghiêm cấm làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam trái pháp luật; xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch, tranh giành khách, nài ép khách mua hàng hóa, dịch vụ; kinh doanh trong lĩnh vực du lịch khi chưa đủ điều kiện, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh; hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề; quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận…
Được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017, với 92,46% ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, theo đó cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ yêu cầu.
(Xem slide bài giảng luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước)
– Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.
– Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.
– Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2017, với 458/458 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, theo đó người được trợ giúp pháp lý bao gồm:
– Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính ( Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV.)
Được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2017, với 434 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm tỷ lệ 88,39%, có hiệu lực từ 1/1/2018, theo đó có một số điểm mới nổi bật như sau:
(Xem slide bài giảng Bộ luật Hình sự)
– Người không tố giác là người bào chữa thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm, trừ những trường hợp sau đây:
+ Các tội quy định tại Chương XIII (các tội xâm phạm an ninh quốc gia); hoặc
+ Tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
(Đọc bài viết so sánh bộ luật hình sự 2017 -BLHS 1999)
– Bổ sung Điều 217a quy định về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp.
– Bãi bỏ Điều 292 quy định về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2017, với 455 phiếu tán thành, chiếm 92,67% tổng số đại biểu Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018, theo đó cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng và chỉ được nổ súng trong các trường hợp sau đây:
– Cảnh báo đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ.
– Nổ súng vào đối tượng đang đột nhập vào khu vực, mục tiêu cảnh vệ, sau khi đã ra hiệu lệnh dừng lại và bắn chỉ thiên nhưng không hiệu quả.
– Vô hiệu hóa đối tượng đang có hành vi tấn công trực tiếp đối tượng cảnh vệ hoặc cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ đang thực hiện nhiệm vụ.
– Các trường hợp khác theo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 20/6/2017, Với 457/462 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2018, theo đó 06 trường hợp người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng mà không cần cảnh báo. Đơn cử như sau: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ…Đồng thời, Luật còn có những nội dung mới khác, như là:
– Ngoài tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tổ chức, doanh nghiệp khác khi có đủ điều kiện vẫn được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.
– Bổ sung thêm đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, gồm: cảnh sát biển; cơ yếu; cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Được Quốc hội thông qua vào ngày 21/6/2017, với 460/466 đại biểu Quốc hội tán thành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, theo đó đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê trong các trường hợp:
– Tài sản được giao, đầu tư mua sắm thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất.
– Tài sản không do ngân sách Nhà nước đầu tư được mua sắm theo dự án do cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ hoạt động kinh doanh, cho thuê.
Thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cho thuê cụ thể như sau:
– Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan TW, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt đề án.
– Đối với tài sản khác do Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt.
Ru bi