Văn bản nào không được xem là văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP và Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cụ thể các tiêu chí xác định văn bản quy phạm pháp luật và những loại văn bản không phải quy phạm pháp luật.

Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật

Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

 Những văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật

Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34 thì những văn bản sau đây không phải là văn bản quy phạm pháp luật:

  1. Đối với các quyết định của Thủ tướng:

– Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;

– Giao chỉ tiêu KTXH cho các cơ quan, đơn vị;

– Thành lập trường đại học, các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;

– Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;

– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm định chỉ công tác đối với CBCC;

2. Đối với văn bản của HĐND-UBND

– Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu HĐND và các chức vụ khác;  Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu HĐND và bầu các đại biểu khác; – Nghị quyết giải tán HĐND;

Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

– Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn tại UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc TW; Nghị quyết về thành lập, giải thể, sáp nhập cơ quan chuyên môn thuộc UBND; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;

– Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương; Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách ở địa phương; Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch

 – Quyết định phê duyệt kế hoạch;  Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị; Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị, quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc UBND;

Và các văn bản khác không chứa đầy đủ các yếu tố quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *