1. Đó là trả lời của Bộ Tư pháp về việc xác định hình thức VBQPPL của cấp huyện, cấp xã, theo đó:
Điều 30 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật năm 2015) quy định: “Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao”. Như vậy, kể từ ngày Luật năm 2015 có hiệu lực (ngày 01/7/2016), HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã chỉ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi được giao trong luật, không phải trong các loại văn bản khác. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, cấp xã được ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực để cụ thể hóa các quy định của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên như: nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của các bộ thì tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có văn bản thay thế hoặc bãi bỏ.
Như vậy, đối với với những vấn đề luật không giao hoặc chưa giao thì cấp huyện, cấp xã ban hành văn bản cá biệt để đáp ứng yêu cầu quản lý tại địa phương.
2. Từ 01/01/2021, HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã được mở rộng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản bản quy phạm pháp luật năm 2020 đã mở rộng thẩm quyền của HĐND, UBND cấp xã trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngoài trường hợp luật giao thì HĐND, UBND cấp huyện còn được ban hành văn bản QPPL để quy định những vấn đề được nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.
Rubi