Một số nội dung liên quan đến công tác xây dựng pháp luật trong phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ

Theo Nghị quyết số 33/NQ-Cp về phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4 thì có một số nội dung quan trọng liên quan đến công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, trangtinphapluat.com trân trọng giới thiệu tới bạn đọc để tham khảo:

1. Về dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định, trong đó tiếp tc quy định việc giao Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Công báo và trực tiếp xut bản, phát hành Công báo; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành trước ngày 15 tháng 5 năm 2016.

Đối với các văn bản quy định chi tiết của các luật, pháp lệnh đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành kịp thời văn bản thay thế, Chính phủ thng nhất tiếp tục áp dụng nếu không trái với tinh thần của luật, pháp lệnh mới được ban hành. Đồng thời, yêu cu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo tập trung các nguồn lực cần thiết, đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết mà luật, pháp lệnh đã ủy quyền trước ngày 30 tháng 9 năm 2016.

2. Về định hướng lớn xây dựng dự án Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi)

Chính phủ thống nhất: Cơ bản đồng ý với những định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp đề xuất. Việc sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện đạo Luật này nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo yêu cu xây dựng Nhà nước pháp quyn, bảo vệ và bảo đảm quyn của công dân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; tạo cơ sở pháp lý vững chắc khắc phục những bt cập, hạn chế, thúc đy đi mới công tác bồi thường của Nhà nước. Việc mở rộng phạm vi điu chỉnh của Luật bảo đảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế – xã hội, tiến trình cải cách hành chính, công vụ, cải cách tư pháp, hưng tới mục tiêu phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Cn đánh giá sâu sắc thực tin, nghiên cứu, đxuất mô hình cơ quan bồi thường Nhà nước phù hợp, gắn liền với đi mới cơ chế phân bổ, cấp kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thưng nhà nước, bảo đảm tính tp trung, thống nhất, chủ động, kịp thời trong giải quyết bồi thường, bảo vệ quyn và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

3. Về việc tạm thời miễn áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ đối với người lao động Việt Nam cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước

Chính phủ thống nhất: Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2016 thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điu 35 của Nghị định s95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo him xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng.

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *