Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 1)
Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 2)
Những điểm khác nhau giữa BLDS 2015 với BLDS 2005 (phần 3)
– Về khái niệm tài sản
BLDS 2015 mở rộng khái niệm về tài sản, theo đó tài sản không chỉ gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, mà còn quy định: Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
- Về đăng ký quyền sở hữu: BLDS 2015 bên cạnh việc kế thừa BDS 2005 về bắt buộc quy định đăng ký quyền sở hữu đối với bất động sản, còn động sản thì không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. BLDS 2015 còn quy định việc đăng ký tài sản phải công khai, quy định này sẽ tạo sự minh bạch trong việc đăng ký tài sản cũng như các cơ quan nhà nước, người dân có thể giám sát được việc phát sinh tài sản của một cá nhân.
- Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
BLDS 2005 quy định 2 trường hợp không tính thời hiệu, đó là giao dịch dân sự vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội; giao dịch giả tạo; các trường hợp khác thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
BLDS 2015 cơ bản kế thừa BLDS 2005, tuy nhiên quy định rõ thời hiệu tuyên bố dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày đối với từng giao dịch cụ thể chứ không quy định chung là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập như BLDS 2005, quy định này sẽ thuận lợi hơn cho nguyên đơn cũng như Tòa án trong việc xác định thời hiệu. Cụ thể, BLDS 2015 quy định thời hiệu 2 năm tính từ ngày:
– Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
– Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
– Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
– Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
– Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
Ngoài ra BLDS 2015 còn quy định hết thời hiệu 2 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch sẽ có hiệu lực. Quy định nhằm nhắc nhở các bên phải có trách nhiệm trong quá trình xác lập giao dịch dân sự.
– Về khái niệm tài sản
BLDS 2015 mở rộng khái niệm về tài sản, theo đó tài sản không chỉ gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản, mà còn quy định: Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
– Về đăng ký quyền sở hữu: BLDS 2015 bên cạnh việc kế thừa BDS 2005 về bắt buộc quy định đăng ký quyền sở hữu đối với bất động sản, còn động sản thì không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. BLDS 2015 còn quy định việc đăng ký tài sản phải công khai, quy định này sẽ tạo sự minh bạch trong việc đăng ký tài sản cũng như các cơ quan nhà nước, người dân có thể giám sát được việc phát sinh tài sản của một cá nhân.
– Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
BLDS 2005 quy định 2 trường hợp không tính thời hiệu, đó là giao dịch dân sự vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội; giao dịch giả tạo; các trường hợp khác thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
BLDS 2015 cơ bản kế thừa BLDS 2005, tuy nhiên quy định rõ thời hiệu tuyên bố dân sự vô hiệu là 2 năm kể từ ngày đối với từng giao dịch cụ thể chứ không quy định chung là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập như BLDS 2005, quy định này sẽ thuận lợi hơn cho nguyên đơn cũng như Tòa án trong việc xác định thời hiệu. Cụ thể, BLDS 2015 quy định thời hiệu 2 năm tính từ ngày:
– Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
– Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
– Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
– Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
– Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
Ngoài ra BLDS 2015 còn quy định hết thời hiệu 2 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch sẽ có hiệu lực. Quy định nhằm nhắc nhở các bên phải có trách nhiệm trong quá trình xác lập giao dịch dân sự.
Phương Thảo