Điểm mới của Quyết định 31/2024/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc bảng so sánh một số điểm mới cơ bản, quan trọng của Quyết định 31/2024/QĐ-UBND ngày 25/10/2024 của UBND tỉnh Quảng NamQuy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, với Quyết định 42/2021/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để bạn đọc tham khảo.

TTNội dung theo Quyết định 31/2024Nội dung Theo quyết định 42/2021Nhận định
1Bồi thường Về đất: 
 Điều 3. Bồi thường bằng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất ở1. Việc bồi thường bằng đất ở theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất được thực hiện theo nguyên tắc tương đương về giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất ở thu hồi và đất ở tại khu tái định cư, khu dân cư hoặc các khu xen cư (sau đây gọi chung là khu tái định cư). Trường hợp sau khi quy đổi về mặt giá trị và đã được bồi thường như đã nêu trên mà số tiền bồi thường về đất ở còn lại không đủ để được bồi thường thêm 01 lô tái định cư tiếp theo, nếu số tiền bồi thường còn lại từ 50% trở lên so với giá trị lô đất ở tại khu tái định cư thì cho phép hộ gia đình, cá nhân được nộp phần giá trị chênh lệch để được bồi thường thêm 01 lô tái định cư tiếp theo. Tổng số lô bồi thường không vượt quá 05 lô theo quy hoạch phân lô chi tiết tại khu tái định cư.

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, trường hợp địa phương có điều kiện về quỹ đất ở tái định cư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, bồi thường 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không vượt quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở trên 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh mà phần diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng dưới 01 lần hạn mức giao đất ở mà hộ gia đình đó có từ 02 cặp vợ chồng trở lên cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú và hộ gia đình, cá nhân đó không còn đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở trên 02 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh mà phần diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất ở tái định cư thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, bồi thường 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất ở có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai thì việc bồi thường bằng đất ở trong trường hợp thu hồi toàn bộ diện tích đất hoặc thu hồi một phần diện tích đất của dự án mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án thì được bồi thường bằng việc giao đất ở để thực hiện dự án.

6. Người có đất ở thu hồi được bồi thường bằng đất ở theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, nếu có chênh lệch về giá trị tiền sử dụng đất ở bị thu hồi và đất ở tái định cư thì phần chênh lệch đó được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP.

Điều 4. Bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP[1]:

1.   Các trường hợp được bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo Điều này được thực hiện khi người có đất thu hồi không có nhu cầu bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất thu hồi và trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố có quỹ đất ở để đảm bảo thực hiện bồi thường theo quy định.

Điểm mới về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư theo Luật Đất đai 2024
Điểm mới của Quyết định 31/2024/QĐ-UBND Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2.   Việc bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi là đất nông nghiệp được thực hiện như sau:

a)    Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất từ một hay nhiều dự án mà diện tích thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp (trừ diện tích đất nông nghiệp có nguồn gốc vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở) đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai và diện tích đất bị thu hồi ở mức tối thiểu phải từ: 750 m2/hộ (đối với khu vực I), 1.500 m2/hộ (đối với khu vực II), 2.500 m2/hộ (đối với khu vực III) trở lên đối với đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và 5.000 m2/hộ (đối với khu vực I), 7.000 m2/hộ (đối với khu vực II), 10.000 m2/hộ (đối với khu vực III) đối với đất trồng rừng sản xuất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét bồi thường 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư, không nhỏ hơn diện tích suất tái định cư tối thiểu theo Quy định này và không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Việc bồi thường bằng đất ở chỉ thực hiện một lần đối với 01 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

b)   Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai mà trên đất đã có nhà ở được xây dựng trước ngày 01/7/2014, thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, thị trấn tại khu vực nông thôn hoặc trong địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất thu hồi thì được giao 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

c)     Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở, bị thu hồi đất với diện tích từ 02 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh trở lên mà hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu bồi thường bằng đất ở thì được bồi thường 01 lô đất ở theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

d)    Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đồng thời đất nông nghiệp và đất nông nghiệp có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở nhưng diện tích thu hồi của mỗi loại đất không đủ điều kiện được bồi thường đất ở theo quy định tại điểm a và điểm c khoản này, thì được phép cộng dồn diện tích bị thu hồi của 02 loại đất để áp dụng bồi thường đất ở theo quy định tại điểm a khoản này.

3.    Đối với thửa đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi một phần, mà phần diện tích còn lại nằm ngoài vạch giải phóng mặt bằng và không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:

Thửa đất bị chia cắt thành nhiều thửa nhỏ có diện tích manh mún, nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp[2] theo Quy định hiện

a)     hành của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b)    Thửa đất nằm trước miệng cống, không có nước tưới, không thể thoát nước (ngập úng);

c)      Thửa đất không thể cải tạo phục hồi sản xuất cho các mục đích khác trong nội bộ cơ cấu đất nông nghiệp;

d)     Thửa đất bị vùi lấp trong quá trình thi công mà không thể khắc phục được;

đ) Các trường hợp khác không thể tiếp tục sản xuất được do ảnh hưởng của dự án.

Nếu hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có Đơn đề nghị thu hồi đất, thì Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với Chủ đầu tư, các Phòng, Ban chuyên môn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi kiểm tra, lập thành biên bản đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, lập thủ tục thu hồi và bồi thường, hỗ trợ theo quy định.

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ từ nguồn kinh phí của dự án và được phê duyệt trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án; diện tích đất thu hồi được giao cho cơ quan chức năng quản lý, sử dụng theo đúng quy định tại Điều 221 Luật Đất đai.[3]

4.    Việc bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được thực hiện như sau:

a)     Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo Điều 95 Luật Đất đai mà trên đất đã có nhà ở được xây dựng trước ngày 01/7/2014, thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, thị trấn tại khu vực nông thôn hoặc trong địa bàn thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất thu hồi thì được giao 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b)      Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo Điều 95 Luật Đất đai mà trên đất không có nhà ở, có diện tích thu hồi từ 03 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh trở lên thì được bồi thường 01 lô đất ở với diện tích theo quy hoạch chi tiết phân lô tại khu tái định cư nhưng không quá 01 lần hạn mức giao đất ở theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5.   Người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này, nếu có chênh lệch về giá trị tiền sử dụng đất thì phần chênh lệch đó được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP.

Ngoài việc bồi thường bằng đất theo quy định tại khoản 2 và 4 Điều này, nếu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, thì Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phối hợp với Chủ đầu tư, các phòng chuyên môn của huyện có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo đề xuất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định để thực hiện bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác theo đúng nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai[4].

Thực hiện theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai.  Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất

1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

1. Ưu điểm và nhược điểm của Quyết định 31/2024 so với quy định cũ trong bồi thường về đất: * Ưu điểm đối với đất ở:

– Khi nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường bằng đất ở có vị trí tương đương hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

– Đối với đất ở tại khu tái định cư có đơn giá nhỏ hơn đất ở thu hồi thì hộ gia đình được nhận số tiền chênh lệch đó

* Nhược điểm đối với đất ở:

– Khi bố trí tái định cư mà lô đất ở tái định cư có giá trị lớn hơn giá trị đất ở được bồi thường thì hộ gia đình cá nhân phải nộp tiền chênh lệch đó. Không còn hỗ trợ chênh lệch tái định cư.

* Ưu điểm đối với đất nông nghiệp:

– Bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng, có nghĩa khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tùy vào tình hình địa phương và nhu cầu của hộ gia đình cá nhân có thể thực hiện bồi thường bằng đất ở tại khu tái định cư thỏa mãn điều kiện sau:

Đất nông nghiệp bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường tỷ lệ thu đất trên 30% đồng thời diện tích thu hồi ở hạn mức tối thiểu 750 m2/hộ (đối với khu vực I), 1.500 m2/hộ (đối với khu vực II), 2.500 m2/hộ (đối với khu vực III) trở lên đối với đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

2Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tìm kiếm việc làm:  
 Điều 14. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP1. Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg ngày 31/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện như sau:
Hỗ trợ bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi (nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 176 của Luật Đất đai) với mức hỗ trợ được xác định bằng giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố nhân với hệ số như sau:
Đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác (trừ đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc) và đất làm muối: 05 lần; đất nuôi trồng thủy sản: 4,5 lần; đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc: 04 lần; đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp khác: 3,5 lần
Điều 33. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà
nước thu hồi đất
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 32 của Quy định này khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền; hộ gia đình, cá nhân đang sử  ụng đất quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 32 của Quy định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:

a) Hỗ trợ bằng tiền với mức hỗ trợ được xác định bằng giá đất nông nghiệp cùng loại trong Bảng giá đất do UBND tỉnh công bố nhân với hệ số như sau:

Đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm khác (trừ đất trồng cỏ dùng vào chăn
nuôi hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc) và đất làm muối: 4,5 (bốn phẩy năm) lần; Đất nuôi trồng thủy sản: 4,0 (bốn) lần; Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc: 3,5 (ba phẩy năm) lần; Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp khác: 3,0 (ba) lần.

b) Diện tích đất tính hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai.
c) Đối với các hộ gia đình, cá nhân được giao đất nhưng tại thời điểm thu hồi đất không trực tiếp sản xuất (do điều kiện về sức khỏe, tạm vắng,…), được UBND cấp xã xác nhận có đăng ký thường trú tại địa phương và có nguồn sống chủ yếu từ diện tích đất nông nghiệp thu hồi, thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm theo quy định tại điểm a và b Khoản này.

2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường
hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở được thực hiện theo cơ chế, chính sách của Chính phủ ban hành và hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Ưu điểm:– Đối với số lần hỗ trợ chuyển đổi nghề về đất tăng 0,5 lần đối với các loại đất.

– Ngoài khi hộ gia đình, cá nhân còn được hỗ trợ tìm kiếm việc làm đối với phần kinh phí này được tách riêng và hỗ trợ không còn gọp chung vào số lần hỗ trợ về đất.

3Hỗ trợ ổn định đời sống  
 Điều 11. Hỗ trợ ổn định đời sống khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nếu đủ điều kiện bồi thường về đất mà bị thu hồi dưới 30% và từ 50m2 diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trở lên, thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 04 tháng nếu
không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 08 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 16 tháng.
2. Mức hỗ trợ ổn định đời sống cho một nhân khẩu được tính bằng tiền là 700.000 đồng/tháng/khẩu (tương đương 30 kg gạo).
3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và có hợp đồng giao khoán sử dụng đất thì thời gian và mức hỗ trợ ổn định đời sống theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều này.4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp không đủ điều kiện được bồi thường về đất (kể cả sử dụng đất công ích có hợp đồng hoặc không có hợp đồng cho thuê) thì mức hỗ trợ ổn định đời sống bằng 80% mức hỗ trợ theo
quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP và khoản 1, khoản 2 Điều này.

5. Số nhân khẩu tính hỗ trợ ổn định đời sống được xác định theo số nhân khẩu nông nghiệp có đăng ký thường trú trong hộ gia đình tại thời điểm thông báo thu hồi đất và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận.

Điều 19. Hỗ trợ khác khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 108 Luật Đất đai

 

2. Hỗ trợ đối với trường hợp thu hồi đất ở:

a) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở có nhà ở nhưng không đồng thời với việc thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ cho từng nhân khẩu có đăng ký thường trú trong hộ gia đình tại thời điểm thông báo thu hồi đất với mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy định này, thời gian hỗ trợ như sau:

Ảnh hưởng một phần ngôi nhà: 03 tháng.

Tái định cư trên phần đất còn lại: 06 tháng.

Di chuyển chỗ ở trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc khu vực đồng bằng trong tỉnh thì thời gian hỗ trợ 09 tháng, trong phạm vi huyện thuộc khu vực miền núi trong tỉnh thì thời gian hỗ trợ 14 tháng, di chuyển ra ngoài tỉnh hoặc di chuyển chỗ ở đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ 18 tháng.

Việc di chuyển ra khỏi địa bàn xã, huyện, tỉnh phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đến.

Điều 32. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất:1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất gồm các trường hợp sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp khi thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành Bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức,
hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 và khoản 1 Điều 54 của Luật Đất đai.

b) Nhân khẩu nông nghiệp trong hộ gia đình quy định tại điểm a Khoản này nhưng phát sinh sau thời điểm giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình đó đến khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với nhân khẩu phát sinh tự nhiên (sinh tự nhiên, không tính đối với nhân khẩu nhập cư) thì được xác định đến trước thời điểm có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

c) Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng đủ điều kiện được giao đất nông nghiệp theo quy định tại điểm a, Khoản này đang sử dụng đất nông nghiệp do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho, khai hoang theo quy định của pháp luật, được UBND cấp xã nơi có đất thu hồi xác nhận là đang trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp đó.

d) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông, lâm trường quốc doanh là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp đang trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp.

đ) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

e) Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán của tập đoàn sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.

g) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thì được hỗ trợ ổn định sản xuất.

2. Điều kiện để được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ (nội dung sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số
47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ).

3. Mức hỗ trợ ổn định đời sống cho các đối tượng quy định tại các điểm a, b, c d, đ và e Khoản 1, Điều này được tính bằng tiền là 600.000 đồng/tháng/nhân khẩu (tương đương 30 kg gạo theo giá trung bình tại địa phương), thời gian hỗ trợ được qui định như sau:

a) Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng: Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở: 12 tháng.

Trường hợp phải di chuyển chỗ ở:

Di chuyển trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc khu vực đồng bằng trong tỉnh: 24 tháng.

Di chuyển trong phạm vi huyện thuộc khu vực miền núi trong tỉnh: 30 tháng.

Di chuyển ra ngoài tỉnh, di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: 36 tháng.

b) Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:

Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở: 06 tháng.

Trường hợp phải di chuyển chỗ ở:

Di chuyển trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc khu vực đồng bằng trong tỉnh: 12 tháng.

Di chuyển trong phạm vi huyện thuộc khu vực miền núi trong tỉnh: 18 tháng.

Di chuyển ra ngoài tỉnh, di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: 24 tháng.

c) Thu hồi từ 15% đến dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng:

Trường hợp không phải di chuyển chỗ ở: 04 tháng.

Trường hợp phải di chuyển chỗ ở: Di chuyển trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc khu vực đồng bằng trong tỉnh: 09 tháng. Di chuyển trong phạm vi huyện thuộc khu vực miền núi trong tỉnh: 14 tháng; Di chuyển ra ngoài tỉnh, di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: 18 tháng.

d) Diện tích đất nông nghiệp thu hồi để tính hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại các điểm a, b và c, Khoản này được xác định theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

đ) Đối với các trường hợp thu hồi dưới 15% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì không được hỗ trợ.

4. Việc hỗ trợ ổn định sản xuất thực hiện theo quy định sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp, cụ thể như sau:
Hỗ trợ giống cây trồng, phân bón: mức hỗ trợ là: 1.000 đồng/m2 theo diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao mới.
Hỗ trợ giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp: 5.000.000 đồng/hộ.
Hỗ trợ các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi: 1.000.000 đồng/hộ.

Hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp: 1.000.000 đồng/hộ.

b) Đối với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g Khoản 1, Điều này thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% (ba mươi phần trăm) của 01 (một) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 (ba) năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

c) Đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại điểm g Khoản 1, Điều này mà có đăng ký kinh doanh, có nộp thuế đầy đủ, thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng tiền với mức cao nhất bằng 30% (ba mươi phần trăm) của 01 (một) năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 (ba) năm liền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

d) Trường hợp, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng quy định tại điểm g Khoản 1, Điều này, không có đăng ký kinh doanh, nhưng có nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định thì được hỗ trợ ổn định sản xuất bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức hỗ trợ tại điểm c, Khoản này.

đ) Các đối tượng được hỗ trợ quy định tại các điểm b, c và d, Khoản này phải có xác nhận của cơ quan Thuế địa phương.
5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản của các nông, lâm trường quốc doanh thuộc đối tượng quy định tại điểm d, đ và e khoản 1, Điều này thì được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất theo hình thức bằng tiền.
6. Người lao động do tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại điểm g, Khoản 1, Điều này thuê lao động theo hợp đồng lao động trước thời điểm thông báo thu hồi đất thì được áp dụng hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động. Mức hỗ trợ ngừng việc được tính bằng tiền lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành của Nhà nước nhân với thời gian bị ảnh hưởng thực tế nhưng tối đa không quá 06 (sáu) tháng. Giao Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sử dụng lao động, Chủ đầu tư, UBND cấp xã căn cứ thời gian hợp đồng lao động để xác định thời gian hỗ trợ.

7. Việc chi trả các khoản hỗ trợ cho các đối tượng quy định tại Điều này được thực hiện cùng với thời gian chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

Điều 38. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất:

7. Hỗ trợ ổn định đời sống đối với trường hợp thu hồi đất ở:

a) Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở có nhà ở nhưng không đồng thời với
việc thu hồi đất nông nghiệp hoặc thu hồi dưới 15% diện tích đất nông nghiệp đangsử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng tiền là 600.000 đồng/01 tháng/01nhân khẩu, thời gian hỗ trợ như sau:Ảnh hưởng một phần ngôi nhà: 03 tháng.Tái định cư trên phần đất còn lại: 06 tháng.Di chuyển chỗ ở trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc khu vực đồngbằng trong tỉnh: 09 tháng.

Di chuyển chỗ ở trong phạm vi huyện thuộc khu vực miền núi trong tỉnh: 14
tháng.
Di chuyển chỗ ở ra ngoài tỉnh hoặc di chuyển chỗ ở đến các địa bàn có điều
kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: 18 tháng.

* Việc di chuyển ra khỏi địa bàn xã, huyện, tỉnh phải được xác nhận của
UBND cấp xã nơi đến.

b) Hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình 5.000.000 đồng/hộ để giải quyết những thủ tục cần thiết của hộ gia đình tại nơi ở mới.

Ưu điểm đối với hỗ trợ ổn định đời sống: – Hộ gia đình cá nhân được hỗ trợ ổn định đời sống dưới 30% có diện tích đất tối thiểu 50m2. Có nghĩa hộ gia đình thu hồi đất dưới 15% vẫn được hỗ trợ ổn định đời sống.

– Số tiền hỗ trợ 700.000 đồng/tháng//khẩu. Tăng 100.000 đồng.

4Hỗ trợ Thuê nhà:  
 Điều 17. Hỗ trợ thuê nhà ở đối với trường hợp thu hồi đất có nhà ở quy định tại khoản 7 Điều 111 Luật Đất đai1. Hộ gia đình, cá nhân có đất ở (đất có nhà ở) bị thu hồi mà đã bàn giao mặt bằng, trong thời gian chờ xây dựng nhà ở mới, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở, thời gian và mức hỗ trợ tiền thuê nhà ở như sau:

Thành phố Hội An, thành phố Tam Kỳ và thị xã Điện Bàn: 3.000.000 đồng/tháng/hộ; các thị trấn thuộc các huyện; các xã thuộc trung tâm hành chính các huyện Nam Trà My, Nông Sơn, Tây Giang; các xã thuộc khu vực đồng bằng: 2.500.000 đồng/tháng/hộ; các khu vực còn lại: 2.000.000 đồng/tháng/hộ. Thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở: 12 tháng.

Điểm mới về trình tự, thủ tục thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024
trình tự, thủ tục thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024

2. Đối với trường hợp người có đất ở bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mà được bồi thường bằng đất ở trong phạm vi dự án thì thời gian hỗ trợ thuê nhà ở là 36 tháng với mức hỗ trợ bằng tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp hộ gia đình có từ 02 cặp vợ chồng trở lên cùng sinh sống trên một thửa đất ở bị thu hồi thì hỗ trợ riêng cho từng cặp vợ chồng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này; nếu một hộ gia đình có từ 05 nhân khẩu trở lên, thì mức hỗ trợ tiền thuê nhà ở bằng 1,5 lần mức quy định tại khoản 1 Điều này.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác nhận, tổng hợp đưa vào phương án bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.

Điều 38. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất6. Hỗ trợ thuê nhà ở đối với trường hợp thu hồi đất ở:

a) Người bị thu hồi đất ở (đất có nhà ở) đã bàn giao mặt bằng, trong thời
gian chờ xây dựng nhà ở mới, được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở, thời gian và mức hỗ trợ tiền thuê nhà ở như sau: Thành phố Hội An, thành phố Tam Kỳ và thị xã Điện Bàn: 2.500.000 đồng/tháng/hộ; các thị trấn thuộc các huyện và thị tứ thuộc trung tâm hành chính các huyện Nam Trà My, Nông Sơn, Tây Giang: 2.000.000 đồng/tháng/hộ; các khu vực còn lại: 1.500.000 đồng/tháng/hộ. Thời gian thuê nhà ở: 12 tháng.

b) Trường hợp hết thời gian hỗ trợ tiền thuê nhà ở mà hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở chưa được giao đất tái định cư để xây dựng nhà ở hoặc chưa có nhà ở ổn định, thì UBND cấp huyện rà soát, báo cáo nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của các bên có liên quan để đề xuất cụ thể thời gian hỗ trợ thêm tiền thuê nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở gửi Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Hỗ trợ thuê nhà tăng:  500.000 đồng/ tháng/ hộ
5Điều 7. Bồi thường, hỗ trợ do phải di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 88/2024/NĐ-CP1. Chi phí bồi thường xây dựng mới của mồ mả theo đơn giá bồi thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Một số trường hợp đặc biệt, Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan chuyên môn cấp huyện kiểm tra, xác định giá trị bồi thường cho từng ngôi mộ, lập thành biên bản, tập hợp vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp mộ đất có nhiều hài cốt (mộ liếp), thì mỗi bộ hài cốt tăng thêm được tính bồi thường như 01 mộ đất không bia.

Mồ mả của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, nếu có kết cấu xây dựng riêng (chưa có danh mục trong đơn giá bồi thường); mộ xây tròn có kích thước, quy mô khác nhau; mộ xây có quy mô lớn, sử dụng vật liệu xây
dựng đắt tiền để trang trí, điêu khắc, đắp, vẽ công phu: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp xã xác định giá trị bồi
thường để tổng hợp vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Hỗ trợ chi phí đào, bốc, di dời mồ mả:

a) Đối với mộ mai táng dưới 02 năm được hỗ trợ: 8.000.000 đồng/mộ; từ 02 đến 03 năm: 6.000.000 đồng/mộ, từ trên 03 đến 4 năm: 4.000.000 đồng/mộ.

Căn cứ giấy chứng tử để xác định thời gian mai táng hoặc theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Đối với các hộ gia đình trong vùng dự án bị thu hồi đất, có người chết trong khi đang lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng không thể mai táng tại các nghĩa địa xã, phường, thị trấn hiện đang cư trú (nghĩa địa này cũng thực hiện di dời), mà phải tổ chức mai táng vào các khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung ngoài phạm vi của xã, phường, thị trấn thì được hỗ trợ 3.000.000 đồng/trường hợp.

c) Hỗ trợ chi phí di chuyển mộ cải táng (việc cải táng được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) là 1.500.000 đồng/mộ.
d) Hỗ trợ chi phí di chuyển hài cốt đối với trường hợp cải táng ra ngoài huyện 2.000.000 đồng/hài cốt, ra ngoài tỉnh 2.500.000 đồng/hài cốt.

đ) Trường hợp quy định tại điểm c khoản này, nếu mộ có nhiều hài cốt, thì mỗi bộ hài cốt tăng thêm, khi di chuyển cải táng được hỗ trợ thêm: 1.000.000 đồng/hài cốt.

3. Trường hợp hộ gia đình trong vùng dự án bị thu hồi đất, có người chết trong khi đang lập phương án bồi thường hoặc đang chi trả tiền bồi thường thì hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp để khuyến khích hình thức hỏa táng, lưu giữ tro cốt tại các cơ sở lưu giữ tro cốt nhằm thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, góp phần bảo vệ môi trường. Nếu hộ gia đình nhận khoản tiền hỗ trợ theo khoản này thì không được nhận các khoản 1, 2 và 4 Điều này.

4. Hỗ trợ chi phí tự cải táng:

Trường hợp khu nghĩa trang, nghĩa địa có các khoản thu theo quy định thì mức hỗ trợ để cải táng vào nghĩa trang hoặc nghĩa địa được xác định tương ứng với mức thu tính trên 01 phần mộ theo quy hoạch tại các nghĩa trang, nghĩa địa của từng địa phương. Nếu trong địa bàn liên xã, phường, thị trấn không có khu nghĩa trang, nghĩa địa thì hỗ trợ mức thu tương đương với các khu nghĩa trang, nghĩa địa lân cận để người dân tự di dời.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định mức thu nêu trên tại khu nghĩa trang, nghĩa địa để đưa vào phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 30. Bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mảĐối với việc di chuyển mồ mả không thuộc trường hợp quy định tại Khoản
1, Điều 8 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, thì người có mồ mả phải di chuyển được bố trí đất và được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp theo quy định sau:

1. Mức bồi thường về mồ mả được tính cho các khoản chi phí về công lao
động, vật liệu để xây dựng lại mộ và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp theo đơn giá bồi thường do UBND tỉnh quy định. Một số trường hợp đặc biệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác định giá trị bồi thường cho từng ngôi mộ, lập thành biên bản, tập hợp vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
Trường hợp mộ đất có nhiều hài cốt (mộ liếp), thì mỗi bộ hài cốt tăng thêm
được tính bồi thường như 01 (một) mộ đất không bia.

Mồ mả của đồng bào các dân tộc ở khu vực miền núi, nếu có kết cấu xây
dựng riêng (chưa có danh mục trong đơn giá bồi thường); mộ xây tròn có kích thước, quy mô khác nhau; mộ xây có quy mô lớn, sử dụng vật liệu xây dựng đắt tiền; trang trí, điêu khắc, đắp, vẽ công phu; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, Chủ đầu tư, UBND cấp xã xác định giá trị tập hợp vào phương án bồi thường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hỗ trợ di chuyển, mai táng:

a) Đối với mộ mai táng dưới 02 năm được hỗ trợ: 7.000.000 đồng/mộ; từ 02 đến 03 năm: 5.000.000 đồng/mộ. Căn cứ giấy chứng tử để xác định thời gian mai táng hoặc theo giấy xác nhận của UBND cấp xã. b) Đối với các hộ gia đình trong vùng dự án bị giải toả thu hồi đất, có người chết trong khi đang lập phương án bồi thường hoặc đang chi trả tiền bồi thường, nhưng không thể mai táng tại các nghĩa địa xã, phường, thị trấn hiện đang cư trú (nghĩa địa này cũng thực hiện di dời), mà phải tổ chức mai táng vào các
khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung ngoài phạm vi của xã, phường thì được hỗ trợ 2.500.000 đồng/trường hợp.

c) Hỗ trợ chi phí di chuyển mộ cải táng vào các khu quy hoạch nghĩa trang,
nghĩa địa tập trung và trường hợp mộ phải cải táng ngoài các khu quy hoạch tậptrung (do địa phương chưa có các khu nghĩa địa tập trung) hoặc cải táng tại nghĩa trang gia tộc (được UBND cấp xã xác nhận) là 1.200.000 đồng/mộ.

d) Hỗ trợ chi phí di chuyển hài cốt đối với trường hợp cải táng ra ngoài
huyện 1.500.000 đồng/hài cốt, ra ngoài tỉnh 2.000.000/hài cốt.

e) Các trường hợp quy định tại các điểm a và c, Khoản này, nếu mộ có
nhiều hài cốt, thì mỗi bộ hài cốt tăng thêm, khi di chuyển cải táng được hỗ trợ thêm: 500.000 đồng/hài cốt.

3. Đối với mộ không có thân nhân, UBND cấp xã nơi có đất thu hồi đứng
tên kê khai và nhận tiền bồi thường, hỗ trợ để thực hiện việc di dời theo quy định.

4. Mồ mả sau khi được bồi thường, hỗ trợ đều phải di dời và cải táng tại
nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch của địa phương.

Trường hợp khu nghĩa trang, nghĩa địa có các khoản thu theo quy định thì
được hỗ trợ các khoản thu (mức thu) tại khu nghĩa trang, nghĩa địa. Mức hỗ trợ cho 01 (một) phần mộ theo diện tích (không vượt quá hạn mức sử dụng đất để chôn cất cho một phần mộ mai táng, cải táng theo quy định hiện hành của UBND tỉnh) nhân với mức thu tối thiểu được phê duyệt tại khu nghĩa trang, nghĩa địa. Nếu trong địa
bàn liên xã, phường, thị trấn không có khu nghĩa trang, nghĩa địa thì hỗ trợ mức thu tương đương với các khu nghĩa trang, nghĩa địa lân cận để người dân tự di dời.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nguyện vọng cải táng vào khu nghĩa trang, nghĩa địa thì được nhận hỗ trợ mức thu này để tự di dời.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối
hợp với các cơ quan có liên quan xác định mức thu tối thiểu tại khu nghĩa trang, nghĩa địa gửi Phòng Kinh tế – Hạ tầng hoặc Phòng Quản lý đô thị cấp huyện thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt.

Ưu điểm:* Đối với mộ mai táng dưới 02 năm được hỗ trợ: 8.000.000 đồng/mộ (tăng 1.000.000 đồng);

từ 02 đến 03 năm: 6.000.000 đồng/mộ (tăng 1.000.000 đồng),

* Đối với mộ mới chôn cất từ trên 03 đến 4 năm: 4.000.000 đồng/mộ. (trước đây không có).

Đối với hỗ trợ di chuyển mộ tăng từ 1.200.000 đồng lên 1.500.000 đồng.

6Khen thưởng:  
 Điều 18. Khen thưởng theo quy định tại khoản 7 Điều 111 Luật Đất đai1. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và tổ chức chấp hành tốt chủ trương, chính sách thực hiện quyết định thu hồi đất, tháo dỡ, di dời nhà ở, nhà thờ tộc họ, mồ mả và nhà, công trình, vật kiến trúc khác; thu dọn cây cối, hoa màu, con vật nuôi và bàn giao mặt bằng trước thời hạn quy định thì được nhận khoản tiền thưởng bằng 5% /tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trực tiếp, nhưng mức tối đa không quá 20.000.000 đồng và mức tối thiểu 200.000 đồng.

2. Thời hạn bàn giao mặt bằng được quy định cụ thể như sau: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày người có đất thu hồi nhận xong tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nhận đất tái định cư theo phương án đã được phê duyệt. Đối với di dời mồ mả thì thời hạn di dời, cải táng và bàn giao mặt bằng không quá 30 ngày.

Những điểm mới của Luật Thi đua khen thưởng năm 2022
Khen thưởng trong thu hồi đất
Điều 38. Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.3. Hỗ trợ bàn giao mặt bằng (không áp dụng khi thu hồi đất công ích của
UBND cấp xã quản lý): Hộ gia đình, cá nhân và tổ chức chấp hành tốt chủ

trương, chính sách thực hiện quyết định thu hồi đất, tháo dỡ, di dời nhà ở, nhà thờ tộc họ, mồ mả, công trình, vật kiến trúc; thu dọn cây cối, hoa màu, con vật nuôi, bàn giao mặt bằng trong thời hạn quy định (thời hạn do UBND cấp huyện quy định) thì được hỗ trợ bàn giao mặt bằng như sau:

a) Trường hợp, thu hồi đất nông nghiệp (kể cả đất vườn, ao trong cùng thửa
đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở), mức hỗ trợ bằng 5% (nămphần trăm)/tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi,nhưng mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ đối với trường hợp thu hồi đấtmột lần trên 70% diện tích đất nông nghiệp và mức tối đa không quá 10.000.000đồng/hộ đối với trường hợp còn lại.

b) Trường hợp, thu hồi đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,
mức hỗ trợ bằng 5% (năm phần trăm)/tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền với đất thu hồi, nhưng mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ (hoặc tổ chức, đơn vị, cá nhân) đối với trường hợp phải di dời toàn bộ nhà ở, công trình, tài sản trên đất và mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ đối với trường
hợp còn lại.

c) Các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân vừa thu hồi đất ở, đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp, vừa thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, nhưng cả 2 trường hợp đều bàn giao mặt bằng trong thời gian quy định, thì được hỗ trợ đồng thời cả hai mức quy định tại các điểm a và b, Khoản này.

Đối với hỗ trợ bàn giao mặt bằng trước đây nay thay đổi thành khen thưởng:- Hạn mức thưởng tối đa 20.000.000 đồng và mức tối thiểu 200.000 đồng
7Chức năng nhiệm vụ:  
 Điều 21. Trách nhiệm của Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện thủ tục, hồ sơ thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và giao đất tái định cư đảm bảo theo quy định của pháp luật.

 

 

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chỉ đạo các Phòng, Ban có liên quan cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

2. Chỉ đạo Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập, trình thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và các vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền.

4. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương trước ngày 20/11 hằng năm.

Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ trì phối hợp với đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các đoàn thể để phổ biến và tuyên truyền vận động người bị thu hồi đất chấp hành quyết định thu hồi đất.

2. Phối hợp với đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phối hợp với các cơ quan, bộ phận liên quan thực hiện đúng các quy định trong trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định tại Điều 87 Luật Đất đai.

4. Niêm yết công khai tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã và điểm dân cư các văn bản pháp lý liên quan, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Điều 58. Trách nhiệm của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; trách nhiệm của Chủ đầu tư; hộ gia đình, cá nhân1. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng:

a) Thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh, UBND cấp huyện hoặc cơ quan
Chủ quản giao theo quy định, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng trình tự, thủ tục tại Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

b) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ,
số liệu điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thực hiện bồi thường, hỗ trợ được xác lập trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả kịp thời tiền bồi
thường, hỗ trợ cho đối tượng theo phương án được duyệt; quản lý lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật.

c) Báo cáo, đề xuất giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh; tổng
hợp, báo cáo tình hình thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được giao với UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu đột xuất.

2. Các Chủ đầu tư:

a) Cử cán bộ tham gia với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng với tư cách là thành viên Thường trực.

b) Đảm bảo đủ kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng
thời gian quy định, đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng của từng dự án.

c) Cam kết tuyển dụng lao động trong vùng dự án vào làm việc tại doanh
nghiệp, đào tạo nghề tại chỗ (nếu có kế hoạch); cùng với địa phương chăm lo đời sống, giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng dự án sau khi tái định cư phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của Chủ đầu tư.

3. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi:

a) Có trách nhiệm phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

b) Thu dọn cây cối, hoa màu, công trình, vật kiến trúc, bàn giao đất cho Tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thời hạn quy định.

4. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp,
tham gia thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Trách nhiệm của UBND các cấp

2. UBND cấp huyện:

a) Chỉ đạo các Phòng, Ban có liên quan cấp huyện phối hợp chặt chẽ với
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc thực hiện
nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

b) Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

c) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập,
trình thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Chỉ đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan cấp huyện và UBND cấp xã nơi có đất thu hồi (hoặc thuê Đơn vị tư vấn) xây dựng phương án giá đất cụ thể để áp
dụng bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất ở tái định cư, giá đất tín ngưỡng tái định cư để tính tiền sử dụng đất nơi tái định cư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền.

e) Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, các tổ chức và Chủ đầu tư thực hiện
dự án đầu tư xây dựng tạo lập các khu tái định cư tại địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh; phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập phương án đào tạo, chuyển đổi và tìm kiếm việc làm cho người trong độ tuổi lao động trong vùng dự án.

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư theo thẩm quyền.

h) Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện
quyết định kiểm đếm bắt buộc, quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện các quyết định cưỡng chế theo thẩm quyền.

i) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tình hình
và kết quả thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương trước ngày 20/11 hằng năm.

k) Tùy tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp huyện có thể thành
lập Ban Chỉ đạo và Hội đồng thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để chỉ đạo thực hiện và thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền.

3. UBND cấp xã:

a) Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư.

b) Phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
thực hiện xác nhận tình trạng pháp lý về đất, nhà, vật kiến trúc trên đất, cây
trồng, vật nuôi và các nội dung kê khai khác của người bị thu hồi đất; xác định
chi phí đầu tư vào đất theo Quy định này; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện kiểm đếm, tổ chức lấy ý kiến, niêm yết công khai về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại địa phương.

c) Xác nhận đối tượng hộ nghèo, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, có nguồn sống chủ yếu từ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, diện tích được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tỷ lệ phần trăm (%) diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi so với diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của người có đất thu hồi và số nhân khẩu, số cặp vợ chồng và các thế hệ cùng chung sống trong hộ gia đình (số nhân khẩu nông nghiệp, số nhân khẩu phi nông nghiệp) tại thời điểm có thông báo thu hồi đất.

 

 Công Viên

 

 

 

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *