Ai có thẩm quyền ký công bố danh mục văn bản QPPL đã hết hiệu lực?

 Hoạt động rà soát văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, qua hoạt động rà soát nhằm phát hiện những văn bản mâu thuẩn, chồng chéo không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hoặc do văn bản của cấp trên thay đổi …và đề nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ cho phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu quản lý xã hội của nhà nước.

Qua hoạt động rà soát sẽ công bố những văn bản đã hết hiệu lực thi hành, tạo thuận lợi cho cán bộ và nhân dân trong quá trình tra cứu, áp dụng văn bản pháp luật.

Cách thức trình bày văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật chỉ áp dụng từ thời điểm có hiệu lực

Tuy nhiên hiện nay thẩm quyền công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực thi hành còn có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan nhà nước. Một số cơ quan cho rằng việc công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực thi hành thuộc thẩm quyền tập thể của UBND các cấp, vì theo khoản 2 Điều 10 Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thì UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức rà soát văn bản QPPL của HĐND, UBND và sau khi rà soát sẽ có thẩm quyền công bố những văn bản QPPL của HĐND, UBND đã hết hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng việc công bố văn bản của HĐND, UBND hết hiệu lực thi hành thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cùng cấp, vì theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND thì: Trong quá trình rà soát  cơ quan Tư pháp cùng cấp lập danh mục văn bản QPPL của HĐND, UBND hết hiệu lực thi hành để trình Chủ tịch UBND cùng cấp. Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền công bố văn bản hết hiệu là của Chủ tịch UBND các cấp chứ không phải UBND.

Quan điểm của tác giả bài viết này theo ý kiến thứ 2, là việc công bố văn bản QPPL của HĐND, UBND hết hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp. Vì quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 91 đã thể hiện rõ là cơ quan Tư pháp cùng cấp trình danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực cho Chủ tịch UBND cùng cấp, thì đương nhiên Chủ tịch có quyền ký công bố văn bản. Bên cạnh đó, việc Chủ tịch UBND ký văn bản sẽ nhanh hơn so với UBND, vì nếu thuộc thẩm quyền của UBND thì phải có cuộc họp các thành viên ủy ban để thông qua thì Chủ tịch mới được ký ban hành, trong khi việc công bố danh mục là việc hết sức đơn giản nên chỉ cần Chủ tich UBND ký là được.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để tránh tình trạng ban hành văn bản không thống nhất giữa các địa phương. Mong nhận được ý kiến trao đổi.

Nguyễn Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *