Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc Bộ tài liệu tập huấn hòa giải cơ sở có nhạy cảm giới năm 2020 dành cho hòa giải viên. Tài liệu do Bộ Tư pháp biên soạn.
Tài liệu gồm 06 phần:
PHẦN 1: MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ GIỚI (xem tại đây)
PHẦN 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (xem tại đây)
PHẦN 3: HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ CÓ NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây)
PHẦN 4: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG CỦA HÒA GIẢI VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây)
PHẦN 5: TIẾN HÀNH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ CÓ NHẠY CẢM GIỚI (xem tại đây)
PHẦN 6: THỰC HÀNH HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ CÓ NHẠY CẢM GIỚI.
Trong chuyên đề hôm nay, trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc phần thứ 6 – Thực hành hòa giải ở cơ sở có nhạy cảm giới.
TÌNH HUỐNG 1.
Thời gian gần đây, anh Q hay uống rượu, sau mỗi lần uống rượu anh lại mắng chửi chị D (vợ anh). Q chửi mà chị D im lặng thì cho là chị D xem thường mình, còn chị D nói lại thì Q cho là hỗn láo phải “dạy” cho bài học. Sau mỗi lần như vậy, Q đều đe dọa đuổi chị D ra đường, không cho tiền điều trị bệnh cho mẹ vợ… nếu để người ngoài biết chuyện. Cao điểm, Q đã đánh chị D thâm tím tay chân. Biết chuyện, tổ hòa giải thôn X đã đến nhà Q để hòa giải. Tại đây, hòa giải viên M đã hỏi anh Q: “Có phải anh đánh đập vợ không?” Anh Q trả lời: “Ai bảo các ông/bà vậy? Cháu yêu thương cô ấy còn chả hết nữa là… Không tin, ông/bà cứ hỏi cô ấy xem.” Vừa nói, Q vừa vòng tay ra sau lưng vợ tỏ vẻ tình cảm nhưng đầu ngón tay thì bấm chặt vào người chị D. Cựa mình để tránh cái ghì tay của chồng, chị D trả lời: “Dạ, do cháu không cẩn thận khi xuống cầu thang, trượt chân ngã ạ.”
CÂU HỎI GỢI Ý:
1. Trường hợp này có thuộc phạm vi được hòa giải ở cơ sở không?
2. Những vấn đề giới nào cần lưu ý khi hòa giải?
3. Ông/bà có nhận xét gì về cách thức tổ chức hòa giải của tổ hòa giải thôn X:
Cách tìm hiểu thông tin về xung đột, mâu thuẫn khi có cả hai vợ chồng có hợp lý không? Tại sao?
Cách đặt câu hỏi của hòa giải viên M như thế nào? Có phù hợp trong hoàn cảnh này không?
Tại sao chị D lại trả lời không đúng sự thật như vậy?
4. Ông/bà nghĩ sao nếu tại buổi hòa giải đó, tổ hòa giải thôn X hòa giải cho vợ chồng anh Q, chị D theo hướng “đóng cửa bảo nhau”, khuyên chị D nín nhịn để giữ gìn hôn nhân và để con cái có cả cha lẫn mẹ?
Lưu ý: Một số lầm tưởng của hòa giải viên khi hòa giải: (i) quan niệm “bát đũa còn có lúc xô” nên vợ chồng mâu thuẫn, xô xát với nhau là chuyện bình thường, người vợ cần nhẫn nhịn, khéo léo chiều chồng; (ii) mục tiêu cao nhất trong hòa giải các mâu thuẫn vợ – chồng là giúp gia đình không bị tan vỡ, không ly hôn;
(iii) không quan tâm đến tính bền vững của kết quả hòa giải thành.
5. Nếu ông/bà được giao hòa giải vụ việc này, ông/bà sẽ hòa giải như thế nào?
Gặp gỡ riêng chị D để tìm hiểu thông tin, những vướng mắc, uẩn khúc
khó sẻ chia trong cuộc sống vợ chồng anh chị. (Lưu ý: Việc gặp gỡ này cần và nên được thực hiện bởi hòa giải viên là nữ).
Tìm hiểu thêm thông tin từ cha mẹ, con cái, anh chị em, người thân, họ hàng làng xóm xung quanh.
Tìm hiểu các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục, tập
quán tốt đẹp của nhân dân để có cơ sở hướng dẫn, giải thích, phân tích cho các bên:
+ Pháp luật: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; chế tài (hành chính và hình sự) xử lý đối với người có hành vi
bạo lực gia đình…
Chỉ tổ chức hòa giải với sự có mặt của cả hai vợ chồng khi đã tìm hiểu rõ các
thông tin liên quan.
Trong quá trình hòa giải, để có thể tạo môi trường an toàn hơn cho chị D, hòa giải viên nên sử dụng cách nói trung lập, tránh việc anh Q hiểu thông tin hòa giải viên được biết do chị D cung cấp (Ví dụ: Theo thông tin từ những người hàng xóm xung quanh, chúng tôi được biết vào hồi… giờ, ngày… họ đã trông thấy anh đánh vợ ở hiên nhà…); phân tích cho anh Q biết được hành vi đánh chị D như vậy là vi phạm pháp luật, các chế tài về hành chính, hình sự có thể được áp dụng đối với anh nếu anh không chấm dứt hành vi vi phạm. Hòa giải viên cần tạo ra một bầu không khí thân thiện, cởi mở, gần gũi để cả hai vợ chồng đều có thể chia sẻ, giãi bày những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình…
Nếu hòa giải thành công, cần tiếp tục thường xuyên trao đổi, trò chuyện với
chị D để tìm hiểu về cuộc sống thực của chị, tránh tình trạng tiếp tục diễn biến hành vi bạo lực dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.
(Mẫu biên bản hòa giải thành ở cơ sở năm 2020 dành cho hòa giải viên)
TÌNH HUỐNG 2.
Năm 1990, Nguyễn Mạnh Th theo gia đình đi xây dựng kinh tế mới tại huyện X, tỉnh Gia Lai. Năm 2001, anh Th quen và kết hôn với chị Rơmah Mơly, dân tộc Rơ Măm và sinh sống tại nhà vợ. Do vợ chồng chịu khó, thuận hòa, nên chỉ với 2 ha đất rẫy ban đầu được bố mẹ vợ cho, đến nay vợ chồng anh chị đã sở hữu diện tích lớn đất trồng tiêu, cà phê và một số cây có giá trị khác đem lại thu nhập hàng năm lên tới cả trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, vừa qua chị Mơly bị tai nạn giao thông và qua đời. Theo tập tục cuê nuê-nối dây, bố mẹ vợ anh Th muốn anh tái hôn với người cháu gái là con chú ruột chị Mơly, nếu không đồng ý thì anh sẽ phải trở về nhà mẹ đẻ với hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, anh Th không đồng ý. Hai bên xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp.
CÂU HỎI GỢI Ý VỤ VIỆC 2
1. Trường hợp trên có thuộc phạm vi được hòa giải ở cơ sở không?
2. Có vấn đề giới trong tình huống trên không?
3. Nếu được phân công hòa giải, ông/bà sẽ hòa giải vụ việc như thế nào?
Gợi ý:
Xác định vấn đề giới trong vụ việc.
Tìm hiểu nguyên nhân xung đột, mâu thuẫn.
Mối quan hệ giữa quy định pháp luật thực định và phong tục tập quán điều chỉnh mâu thuẫn, xung đột (quy định về điều kiện kết hôn, tài sản chung của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định pháp luật dân sự về thừa kế tài sản… với quy định về tài sản, hôn nhân trong gia đình trong luật tục của người Jrai).
Xác định thành phần tham gia hòa giải (già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, người phiên dịch (nếu cần)…).
3. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính nhạy cảm giới cho trường hợp trên?
1. Trường hợp trên có thuộc phạm vi được hòa giải ở cơ sở không?
2. Có vấn đề giới trong tình huống trên không?
3. Nếu được phân công hòa giải, ông/bà sẽ hòa giải vụ việc như thế nào?
Gợi ý:
Xác định vấn đề giới trong vụ việc.
Tìm hiểu nguyên nhân xung đột, mâu thuẫn.
Mối quan hệ giữa quy định pháp luật thực định và phong tục tập quán
điều chỉnh mâu thuẫn, xung đột (quy định về điều kiện kết hôn, tài sản
chung của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, quy định pháp luật dân sự về thừa kế tài
sản… với quy định về tài sản, hôn nhân trong gia đình trong luật tục của
người Jrai).
Xác định thành phần tham gia hòa giải (già làng, trưởng bản, người có
uy tín trong cộng đồng, người phiên dịch (nếu cần)…).
3. Đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính nhạy cảm giới cho trường hợp trên?
TÌNH HUỐNG 3.
Vừa thấy anh K ngất ngưởng mở cổng đi vào, chị N chưa kịp đi chỗ khác đã bị K chặn lại, hất hàm hỏi: “Cô N, tôi cho cô “ăn trắng, mặc trơn” để phục vụ tôi, phục vụ cái gia đình này chứ phải để cô ưỡn ẹo, cười cợt với thằng đàn ông khác. Đã “ăn bám” lại còn không biết thân, biết phận, muốn “cắm sừng” tôi hả?…” Rồi K túm tóc, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với chị N.
Nghe phản ánh của hàng xóm về mâu thuẫn của vợ chồng K, tổ hòa giải phân công hai hòa giải viên là ông M, bà H hòa giải vụ việc. Theo đó, ông bà đã đến nhà anh K tiến hành hòa giải với nội dung như sau:
“… Anh K: Bình thường, cháu thương vợ, yêu con như thế nào ông/bà đều biết cả. Chẳng qua là rượu vào thôi ạ.
Ông M: Sống bấy lâu nay tôi biết, anh là người tốt, quan hệ làng xóm láng giềng, họ hàng đôi bên đều thiện cảm, chỉn chu, không ai có điều tiếng gì.
Chẳng qua là tại chút men rượu làm anh không kiểm soát được.
Anh K: Dạ, đúng vậy ạ. Việc xảy ra cháu không cố ý. Mà cũng tại cô ấy.
Chồng đi tiếp khách về say, không hỏi han chăm sóc, lại định lẩn tránh.
Cả xóm này có ai sướng được như vợ cháu không? Tiền không phải lo, thì phải chăm sóc gia đình, chồng con cho tốt, chứ không phải “sểnh ra” là hát hò đoàn đội…
Bà H: Đó, chị N nghe rút kinh nghiệm nhé. Anh K vất vả kiếm tiền, mình chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, chồng con thì phải lưu ý, thường xuyên hỏi han, động viên chồng cố gắng. Các cụ ta đã có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” mà cháu. Thôi chuyện trong nhà chỉ có vậy, mình đóng cửa bảo nhau chứ làm ầm ĩ lên được ích gì đâu mà hàng xóm láng giềng họ còn cười cho ấy chứ. Hơn nữa, anh K có yêu cháu thì mới ghen, chứ không thì mặc. Nên theo tôi thế này, anh K rút kinh nghiệm cần biết kiềm chế khi uống rượu bia, tránh để say xỉn mất kiểm soát hành vi như vừa qua; còn chị N cũng cần quan tâm, chăm sóc và động viên nhiều hơn tới chồng; kiếm được đồng tiền giờ vất vả lắm, như thằng con rể nhà tôi ấy, cũng làm ăn buôn bán, rượu, bia tiếp khách suốt chứ có sung sướng gì đâu…
CÂU HỎI GỢI Ý TÌNH HUỐNG 3
1. Ông/bà có đồng ý với cách hòa giải như trên không? Vụ việc trên có vấn đề giới không? Nếu có, đó là các vấn đề giới gì?
2. Hòa giải viên đã có lầm tưởng gì trong quá trình hòa giải?
ý Đồng tình với những lời bao biện của anh K:
L Rượu khiến anh K mất kiểm soát dẫn đến có hành vi bạo lực, chứ bản thân anh K hoàn toàn không có chủ ý;
L Một phần lỗi là do chị N chưa làm tròn trách nhiệm của người vợ; gắn cho chị N trách nhiệm nhiều hơn trong việc giữ “ấm” gia đình.
Tạo sự tin tưởng, thiện cảm với anh K xây dựng mối quan hệ hợp tác từ phía anh K, giúp thuận lợi trong việc đồng thuận khi hòa giải.
+ Coi đàn ông là trụ cột gia đình, là người kiếm tiền và phải lo lắng công to việc lớn trong nhà, nên có quyền áp đặt lên các thành viên khác trong gia đình “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
+ Không coi trọng sự đóng góp của phụ nữ đối với gia đình thông qua các công việc mang tính chất nội trợ.
3. Những bài học, kinh nghiệm nào được rút ra?
Nắm vững các đặc điểm về giới; tâm lý hành vi của người gây bạo lực:
+ Gia trưởng, luôn cho mình là đúng và không thừa nhận lỗi và đẩy về đối phương, về các yếu tố khác (anh K: rượu, chị N không khéo léo chăm sóc chồng,…)
+ Tự cho mình quyền quyết định tối cao trong gia đình; coi mình là đối tượng quan trọng nhất trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc vì mình là người duy nhất vất vả kiếm tiền.
+ Tin tưởng vào hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bạo lực trong việc quản lý gia đình: Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
Mọi mâu thuẫn, xung đột đều có nhiều giải pháp giải quyết mà không cần phải sử dụng đến bạo lực. Chính vì vậy, người có hành vi bạo lực phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của mình bởi đã lựa chọn hành vi bạo lực chứ không sử dụng các giải pháp khác để giải quyết vấn đề. Hòa giải viên cần phân tích cho người có hành vi bạo lực hiểu để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
Không đồng tình với những lời đổ lỗi, kể tội của người gây bạo lực, cũng như những lời bao biện, đổ lỗi cho yếu tố khác như: Chẳng qua là tại chút men rượu làm anh mất kiểm soát…