Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề Tìm hiểu quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Kỳ này tìm hiểu về tuổi bầu cử của công dân Việt Nam và quy định vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Câu 1: Theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?
a. Từ đủ 18 tuổi trở lên;
b. Từ đủ 16 tuổi trở lên;
c. Từ đủ 20 tuổi trở lên;
d. Từ đủ 21 tuổi trở lên.
Đáp án A. Theo Luật Bầu cử Đại biểu quốc hội và HĐND năm 2015, tại Điều thì Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử, quy định:
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Câu 2: Khi tiếp xúc cử tri, ứng cử viên có hứa hẹn sẽ vận động xây nhà tình nghĩa, làm đường cho địa phương nếu được trúng cử… Việc hứa hẹn như trên có phù hợp quy định pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 68 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HDDND thì việc hứa hẹn sẽ vận động xây dựng nhà tình nghĩa, làm đường…là không được, vì đã vi phạm những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử, gồm:
1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Phương Thảo