Tìm hiểu pháp luật về bầu cử: Thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, huyện

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc chuyên đề Tìm hiểu quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Kỳ số 7 tìm hiểu về thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Câu 1: HĐND cấp tỉnh, cấp huyện không có quyền bầu chức danh:

a. Chủ tịch HĐND.

b. Chủ tịch UBND.

c. Hội thẩm nhân dân.

d. Chánh án TAND.

HĐND tỉnh, huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
HĐND tỉnh, huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Đáp án d: Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện không có thẩm quyền bầu Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

+ Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 tại khoản 2  điều 19  thì Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền:

a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh;

b) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này;

c) Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu;

d) Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;

đ) Quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của Chính phủ;

e) Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn đối với các chức danh nào? Người bị chất vấn có quyền từ chối trả lời? Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì sao?

+ Theo Điều 32 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì  Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

+ Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.

+ Trường hợp đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại tại phiên họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *