Nội dung cơ bản của 9 văn bản luật vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua

Trangtinphapluat.com tổng hợp, biên soạn giới thiệu tới bạn đọc nội dung cơ bản của 9 văn bản luật vừa được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6  thông qua, gồm: Luật Phòng chống, tham nhũng năm 2018; Luật Công an nhân dân năm 2018;  Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018;  Luật Đặc xá năm 2018…

1. Luật Phòng chống, tham nhũng năm 2018

Sáng 20/11/2018, với 93,2% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV gồm gồm 10 chương, 96 điều.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018

2. Luật Công an nhân dân năm 2018

Sáng 20/11/2018, với 85,77% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công an Nhân dân (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Theo đó, Luật quy định Bộ trưởng Bộ Công an có bậc hàm cao nhất là Đại tướng; các Thứ trưởng Bộ Công là là Thượng tướng, những không quá 6 người; số lượng Trung tướng không quá 35 và không quá 157 Thiếu tướng.

3. Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018

Chiều nay 19-11-2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam. Theo đó, có 467/468 ĐBQH (chiếm 96,29%) tham gia biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát biển Việt Nam.

4. Luật Đặc xá năm 2018

Chiều nay 19.11.2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đặc xá (sửa đổi).

Với 451 đại biểu có mặt tán thành, bằng 92,99% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đặc xá.

Luật Đặc xá năm 2018 gồm 6 Chương, 39 Điều, trong đó có những quy định đáng chú ý như điều kiện được đề nghị đặc xá và người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

5. Luật Chăn nuôi năm 2018

Chiều ngày 19/11/2018, với 454 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,61% tổng số số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi.

Luật Chăn nuôi năm 2018
Luật Chăn nuôi năm 2018

Luật Chăn nuôi gồm 8 Chương 83 Điều với nhiều nội dung đáng chú ý.

6. Luật Trồng trọt năm 2018

Chiều ngày 19/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trồng trọt với 455 đại biểu có mặt tán thành, bằng 93,81% tổng số đại biểu Quốc hội.

Luật Trồng trọt năm 2018, Gồm 7 chương, 85 điều, Luật Trồng trọt quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.

Luật quy định rõ các nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt. Theo đó, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được cấp chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp. Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước; quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Luật Trồng trọt năm 2018
Luật Trồng trọt năm 2018

Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn các giống cây trồng đặc sản, bản địa; bảo vệ các hệ thống canh tác bền vững, các di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới. Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

7. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018

Chiều 15/11/2018, với 444/447 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 91,55% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Theo đó, thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải là thông tin quan trọng, chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018
Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018

Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước còn quy định căn cứ tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 3 độ mật: Tuyệt mật, tối mật và mật.

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018

Chiều ngày 19/11/2018, với 408/456 đại biểu tán thành thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, chiếm tỷ lệ 84,12%.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày  01 tháng  07  năm 2019.

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch

Sáng 20/11, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch. Trong đó chính thức bãi bỏ quy hoạch xây dựng tỉnh mà tích hợp nội dung này vào Quy hoạch tỉnh.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *