Quy định mới về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động vừa được Chính phủ quy định tại Nghị định số 148/2018/NĐ-CP  ngày 24/10/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2018.

Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Khi phát hiện người lao động có  hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm, thông báo đển tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở ; cha, mẹ hoặc là người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

trình tự xử lý kỷ luật lao động
trình tự xử lý kỷ luật lao động

2. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động  và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:

– Người sử dụng lao động thông báo thời gian, địa điểm, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự theo quy định tại điểm b, c Khoản 1 ĐIều 123 Bộ luật Lao động , đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước  khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

– Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo , thành phần tham dự theo quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động  phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Trường hợp một trong các thành phần theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động không xác nhận tham gia cuộc họp  hoặc nêu lý do không chính đáng hoặc đã xác nhận nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

Xử lý kỷ luật lao động phải lập biên bản
Xử lý kỷ luật lao động phải lập biên bản

3. CUộc họp xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản và phải được thông qua thành viên tham dự cuộc họp trước khi kết thúc cuộc họp . Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp  một trong các thành viên tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động  là người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật lao động đối với người lao động.

5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động  hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 Bộ luật Lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ  hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi,  tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *