Bất cập trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiện nay còn nhiều bất cập, dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý kỷ luật Cán bộ, công chức.

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 của Luật cán bộ, công chức  và Khoản 1 Điều 16 của Luật Viên chức thì cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm thì tủy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Bất cập trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Quy định xử lý kỷ luật người lao động

Đối với người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước theo hợp đồng lao động thì theo Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động phải tuân theo nội quy của người sử dụng lao động, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng các hinh thức: Khiển trách.; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; Sa thải.

(Công chức, viên chức đang tại ngoại để điều tra có bị xử lý kỷ luật?)

Trong thực tế đã có trường hợp nhiều cán bộ, công chức, người lao động trong cùng cơ quan có hành vi vi phạm giống nhau nhưng hình thức đối với từng người lại khác nhau, ví dụ: Nguyễn Văn A là công chức, Nguyễn B là cán bộ hợp đồng. Vào ngày 10/7/2017 A và B cùng tham gia đánh bạc tại cơ quan, bị Công an bắt quả tang và truy tố trước Tòa án về hành vi đánh bạc, Tòa án đã tuyên phạt A và B mỗi người 5 triệu đồng về hành vi đánh bạc.

Sau khi có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan của  A và B tiến hành xem xét xử lý kỷ luật thì A chỉ bị khiển trách còn B thì bị sa thải, bởi lẽ:

A là công chức nên theo quy định Nghị định 34/2011/NĐ-CP về xử lý kỷ luật công chức tại điều 14 có quy định công chức bị buộc thôi việc khi bị phạt tù không được hưởng án treo, đối chiều với A thì A chỉ bị phạt tiền nên không bị sa thải và căn cứ vào các Điều 9 đến điều 13 của Nghị định 34 thì A chỉ có thể bị xử lý hình thức khiển trách. Trong khi đó, B là cán bộ hợp đồng nên theo áp dụng theo Bộ luật lao động 2012,cụ thể tại  Điều 126  quy định Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải khi: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

(Xử lý kỷ luật viên chức (giáo viên cấp 2), thẩm quyền thuộc về ai?”)

Từ quy định trên cho thấy sự bất cập rất lớn trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, cùng hành vi đánh bạc nhưng cán bộ, công chức, viên chức bị hình thức kỷ luật rất nhẹ còn người lao động thì bị sa thải. Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần sớm khắc phục tình trạng này, cần tăng mức xử lý kỷ luật đối với CBCCVC vi phạm pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cũng như làm gương để nhân dân noi theo.

(So sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 – phần 1)

RUBI

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *