So sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 – phần 1

Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Để bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, trangtinphapluat.com giới thiệu loạt bài viết so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012..

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 2.

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 3

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 4

1. Về bố cục văn bản

Bộ luật Lao động 2019 có 17 chương với 220 điều, giảm 22 điều so với Bộ luật Lao động năm 2012.

2. Chương 1 – Những quy định chung

+ Cả 2 Bộ luật Lao động 2019 và 2012 đều dành 8 điều để quy định những vấn đề chung như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, hành vi bị nghiêm cấm…

Diem moi Bo luat lao dong 2019
So sánh Bộ luật Lao động 2019 với BLLĐ 2012

+ Về đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh thì BLLĐ 2019 kế thừa các quy định của BLLĐ 2012.

+ Về khái niệm người lao động:

BLLĐ 2019 quy định rõ thêm trường hợp lao động dưới 15 tuổi như: Tại Khoản 3 Điều 143 quy định người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành. Tại khoản 4 quy định người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc như nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.

(Trường hợp nào được ký hợp đồng lao động người dưới 15 tuổi?)

+ BLLĐ 2019 thay cụm từ “tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở” thành “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở”. Và Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Trước đây, theo BLLĐ 2012 thì chỉ quy định tổ chức đại diện cho tập thể người lao động chứ không quy định đại diện cho người lao động, và tổ chức đại diện là ban chấp hành công đoàn  cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, chứ không có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

+ BLLĐ 2019 bổ sung thêm một số khái niệm như: Người làm việc không có quan hệ lao động; phân biệt đối xử trong lao động; Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

+ Về quyền của người lao động:

Cơ bản Bộ luật Lao động 2019 kế thừa quy định BLLĐ 2012, tuy nhiên có bổ sung thêm một số quyền như: Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+ Về nghĩa vụ của người lao động

BLLĐ 2019 bên cạnh việc quy định người lao động có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, còn bổ sung nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận hợp pháp khác.

Thực hiện  quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

+ Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động

BLLĐ 2019 bổ sung thêm một số nghĩa vụ như: Thực hiện  quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp  phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

quay roi tinh duc
Hướng dẫn xử lý hành vi quấy rối tình dục

Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019)

+ Về các hành vi bị nghiêm cấm:

Cơ bản Bộ luật Lao động 2019 kế thừa các quy định của BLLĐ 2012.

3. Chương 2 – Việc làm, tuyển dụng và quản lý lao động

+ Về tên gọi chương 2, BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm cụm từ “tuyển dụng và quản lý lao động”.

+ Về việc làm, giải quyết việc làm cũng như quyền làm việc của người lao động thì BLLĐ 2019 kế thừa quy định của BLLĐ 2012, cụ thể như: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm…

+ Tuyển dụng lao động: 

BLLĐ 2019 bổ sung thêm quy định: Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.

4. Chương 3 – Hợp đồng lao động

+ Hợp đồng lao động:

BLLĐ 2019 cơ bản kế thừa BLLĐ 2012 khi quy định về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

(Tải Slide bài giảng tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019)

BLLĐ 2019 bổ sung thêm trường hợp 2 bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm  có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

BLLĐ 2019 bắt buộc người sử dụng lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc thì phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

So sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 phần 2 sẽ được trangtinphapluat.com cập nhật vào ngày 14/12/2019. Mời bạn đọc quan tâm đón đọc.

TẢI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 TẠI ĐÂY

PHương THảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *